cty

phone volume Mobile: 09681285 99
email 4096 black EMail: Luatsuphanvu@gmail.com

LUẬT THIÊN VŨ

Tận tâm, tận trí, tận lực An toàn pháp lý

HỎI ĐÁP

  • Cách tính thuế thu nhập các nhân?

    Câu hỏi:

    Bạn Huỳnh Kim Minh (Quận Hà Đông, Hà Nội) có thắc mắc: “Cho tôi hỏi quy định về cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương hàng tháng trong năm 2016.

    Luật Thiên Vũ Trả lời:

    Chào bạn! Với câu hỏi của bạn, chúng tôi  tư vấn cho bạn như sau:

    Căn cứ vào Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 vàLuật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012:

    việc tính thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương hàng tháng sẽ thực hiện theo biểu thuế lũy tiến từng phần như bảng bên dưới.

    Bậc thuế

    Phần thu nhập tính thuế/năm

    (triệu đồng)

    Phần thu nhập tính thuế/tháng

    (triệu đồng)

    Thuế suất (%)
    1 Đến 60 Đến 5 5
    2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
    3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
    4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
    5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
    6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
    7 Trên 960 Trên 80 35

    Đồng thời, mức giảm trừ gia cảnh được áp dụng như sau:

    - Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm).

    - Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.

    .

    Mọi yêu cầu tư vấn xin gửi về Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.  

    Luật Thiên Vũ

  • Chậm thông báo kết quả đại hội đồng cổ đông

    Chậm thông báo kết quả đại hội đồng cổ đông

    Câu hỏi: gửi từ Việt Ánh - Công ty xây dựng (A)

    Thưa luật sư, “Công ty chúng tôi tiến hành ĐHĐCĐ thường niên với nội dung Đại hội :thông qua: Báo cáo hoạt động năm cũ và chương trình hoạt động năm mới của HĐQT; Báo cáo tài chính kiểm toán; Báo cáo chi trả lương, thù lao HĐQT, Ban kiểm soát năm cũ và kế hoạch chi trả năm mới; Sửa đổi bổ sung Điều lệ công ty …Sau gần một tháng Đại hội đồng cổ đông thường niên kết thúc, có thông báo kết quả gửi lên Ủy ban chứng khoán. Nay, HĐQT công ty đã nhận được Đơn kiến nghị của nhóm cổ đông (Nhóm cổ đông này chiếm tỷ lệ ít nhưng thường xuyên gây rối

    vì cho rằng mình không được tham gia quản lý) về một số nội dung cho rằng kết quả đại hội không gửi cho cổ đông bằng văn bản (Mặc dù họ có đi họp) đề nghị HĐQT giải trình và sớm đưa ra biện pháp giải quyết nếu không sẽ khởi kiện.

    Luật sư Luật Thiên Vũ trả lời:

    Theo vấn đề công ty và bạn hỏi, Căn cứ Luật doanh nghiệp 2014, Điều 146 quy định:

    Mục 3. Chủ tọa và thư ký cuộc họp phải liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung biên bản.

    Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải được gửi đến tất cả cổ đôngtrongthời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc họp; việc gửi biên bản kiểm phiếu có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty (nếu có).

    Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, phụ lục danh sách cổ đông đăng ký dự họp, nghị quyết đã được thông qua và tài liệu có liên quan gửi kèm theo thông báo mời họp phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.

    Luật sư đề nghị quý Công ty dù chậm, vẫn tiếp tục đăng tài liệu còn thiếu lên trên Website công ty, gửi chuyển phát cho các cổ đông chưa nhận được

    Tuy nhiện, việc chậm chuyển Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông  không làm thay đổi bản chất nội dung, hình thức và mục đích tiến hành ĐHĐCĐ. Đây chỉ là lỗi hành chính và công tác văn thư trong nội bộ doanh nghiệp.

    Mọi yêu cầu tư vấn xin gửi về Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

    Luật Thiên Vũ

  • Quyền khởi kiện của cổ đông

    Quyền khởi kiện của cổ đông

    Câu hỏi: gửi từ Thái Long – Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Thưa Luật sư , Tôi tham gia mua lại cổ phần của một doanh nghiệp xây dựng và có tham gia vào thành viên Hội đồng quản trị công ty. Trong hoạt động kinh doanh và hoạt động doanh nghiệp, Giám đốc A của công ty rất không ổn, thường xuyên có những quyết định sai lầm và gây thiệt hại về tài chính.Tôi nhiều lần nhắc nhở và có đơn khiếu nại. Theo thông tin tôi được biết thì sau cổ phần hóa, ông ấy là giám đốc cũ ở lại và

    cũng có 10% cổ phần trong công ty hiện tại. Tôi và rất nhiều cổ đông, nhân viên rất bức xúc. Theo Luật sư tôi phải làm những gì và cho tôi lời khuyên về pháp lý. Tôi xin cảm ơn!

    Luật sư Luật Thiên Vũ trả lời:

    Gửi anh Long và đồng sự. Qua những lời anh tâm sự và cung cấp thông tin, luật sư Thiên Vũ mong muốn anh bình tĩnh, sang suốt và thực sự tỉnh táo khi thực hiện các thủ tục khiếu nại trong hoạt động và quản lý doanh nghiệp.

    Căn cứ vào các quy định ghi trong Điều lệ công ty và theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014,Điều 161. Quyền khởi kiện đốivớithành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc:

    1. Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong các trường hợp sau đây:

    a) Vi phạm nghĩa vụ người quản lý công ty theo quy định tại Điều 160 của Luật này;

    b) Không thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ được giao; không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời nghị quyết của Hội đồng quản trị;

    c) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao trái với quy định của pháp luật, Điều lệ công ty hoặc nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;

    d) Sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ cho lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

    đ) Sử dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

    e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

    2. Trình tự, thủ tục khởi kiện thực hiện tương ứng theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Chi phí khởi kiện trong trường hợp cổ đông, nhóm cổ đông khởi kiện nhân danh công ty sẽ tính vào chi phí của công ty, trừ trường hợp thành viên khởi kiện bị bác yêu cầu khởi kiện.

    Như vậy, anh Long hoàn toàn có thể khởi kiện với tư cách cổ đông công ty. Việc khởi kiện và yêu cầu khởi kiện phải có căn cứ pháp luật, những sai phạm của giám đốc và chứng minh bằng thiệt hại thực tế do hành vi, quyết định của giám đốc khi điều hành. Chúc anh thành công!

    Luật Thiên Vũ

  • Chậm cổ tức và quy định trả cổ tức

    Chậm cổ tức và quy định trả cổ tức

    Câu hỏi: gửi từ Minh Huệ – TP HCM.

    Thưa Luật sư , Tôi hiện có cổ phần tại Công ty X. Theo báo cáo tài chính mới nhất thì Công ty có lãi và tôi mong muốn được chia cổ tức. tôi  muốn hỏi pháp luật quy định? và tôi phải làm thủ tục gì?

    Luật sư Luật Thiên Vũ trả lời:

    Căn cứ vào các quy định ghi trong Điều lệ công ty và theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, Điều 132. Trả cổ tức:

    1. Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo các điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi.

    2. Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;

    b) Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;

    c) Ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

    3. Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và có thể được chi trả bằng séc, chuyển khoản hoặc lệnh trả tiền gửi bằng bưu điện đến địa chỉ thường trú hoặc địa chỉ liên lạc của cổ đông.

    4. Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Hội đồng quản trị lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức. Thông báo về trả cổ tức được gửi bằng phương thức bảo đảm đến cổ đông theo địa chỉ đăng kýtrongsổ đăng ký cổ đông chậm nhất 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Thông báo phải có các nội dung sau đây:

    a) Tên công ty và địa chỉ trụ sở chính của công ty;

    b) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân;

    c) Tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức;

    d) Số lượng cổ phần từng loại của cổ đông; mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông đó được nhận;

    đ) Thời điểm và phương thức trả cổ tức;

    e) Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty.

    5. Trường hợp cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian giữa thời điểm kết thúc lập danh sách cổ đông và thời điểm trả cổ tức thì người chuyển nhượng là người nhận cổ tức từ công ty.

    6. Trường hợp chi trả cổ tức bằng cổ phần, công ty không phải làm thủ tục chào bán cổ phần theo quy định tại các điều 122, 123 và 124 của Luật này. Công ty phải đăng ký tăng vốn điều lệ tương ứng với tổng giá trị mệnh giá các cổ phần dùng để chi trả cổ tức trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán cổ tức.

    Như vậy, Chị Huệ có thể căn cứ vào quy định trên, xem xét hiện mình nắm giữ loại cổ phần gì trong công ty và thực hiện yêu cầu nên Giám đốc, Hội đồng quản trị.

    Mọi yêu cầu tư vấn xin gửi về Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

    Luật Thiên Vũ

  • Bán Công ty TNHH hai thành viên, thủ tục?

    Bán Công ty TNHH hai thành viên, thủ tục?

    Câu hỏi: gửi từ Đồng Thanh Phương – TP Hạ Long, Quảng Ninh.

    Kính thưa luật sư, Công ty tôi là công ty TNHH hai thành viên, tôi muốn bán toàn bộ công ty này cho người khác, xin hỏi có được không? và thủ tục như thế nào? Trân trọng cảm ơn!

    Luật sư Luật Thiên Vũ trả lời:

    Chào anh Phương, vấn đề ạnh hỏi, căn cứ những quy định ghi nhận trong Điều lệ công ty  (nếu không có quy định khác) ,Căn cứ theo quy định tại Điều 60, Luật Doanh nghiệp 2014  Quy định về Nghị quyết của Hội đồng thành viên

    1. Hội đồng thành viên thông qua các nghị quyết thuộcthẩm quyềnbằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định.

    2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì quyết định về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên:

    a) Sửa đổi, bổ sung nội dung của Điều lệ công ty quy định tại Điều 25 của Luật này;

    b) Quyết định phương hướng phát triển công ty;

    c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

    d) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;

    đ) Tổ chức lại hoặc giải thể công ty.

    3. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, nghị quyết của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trongcác trường hợp sau đây:

    a) Được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

    b) Được số phiếu đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp tán thành đối vớiquyếtđịnh bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty.

    Như vậy, Công ty anh Phương có thể tổ chức họp Hội đồng thành viên, đưa vấn đề bán tài sản, tổ chức lại Doanh nghiệp. Việc tiến hành có diễn ra tốt đẹp hay không dựa vào thiện chí và quan trọng nhất là tỷ lệ nắm giữ phần vốn góp để quyết định vụ việc. Đối với vụ việc anh nêu mới chỉ là khái quát, chưa biết anh Phương nắm giữ tỷ lệ vốn góp bao nhiêu,cho nên Luật sư  cần bàn thảo cụ thể hơn và chúng tôi cần tài liệu hồ sơ mới có thể tư vấn cho bên anh Phương. Trân trọng!

    Mọi yêu cầu xin gửi về Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

    Luật Thiên Vũ

    ,

Những điểm mới Bộ luật dân sự 2015 - Phần III (Tiếp)

PHẦN THỨ BA: NGHĨA VỤ VÀ HỢP ĐỒNG

ChươngXV: Quy định chung

Các quy định tại chương này bãi bỏ từ“dân sự”bên cạnh từ“nghĩa vụ” đối với các quy định liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ.

183.Căn cứ phát sinh nghĩa vụ

Chỉ cần đó là hợp đồng, không nhất thiết là hợp đồng dân sự như BLDS 2005 mới được xem là căn cứ phát sinh nghĩa vụ.

Các căn cứ phát sinh nghĩa vụ còn lại không thay đổi so với trước.

(Căn cứ Điều 274 Bộ luật dân sự 2015)

184.Thời hạn thực hiện nghĩa vụ

- Thời hạn thực hiện nghĩa vụ không chỉ là do các bên thỏa thuận, theo quy định pháp luật theo BLDS 2005mà còn là theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng hạn, trừ trường hợp BLDS 2015, luật khác có liên quan quy định khác(bao hàm luôn cả trường hợp có sự đồng ý của bên có quyền đã quy định tại BLDS 2005)

(Căn cứ Điều 278 Bộ luật dân sự 2015)

185.Thực hiện nghĩa vụ theo định kỳ

Ngoài việc thực hiện theo thỏa thuận, theo quy định pháp luật như BLDS 2005thì nghĩa vụ định kỳ còn được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

(Căn cứ Điều 282 Bộ luật dân sự 2015)

186.Thực hiện nghĩa vụ có điều kiện

Ngoài các quy định đã được đề cập tại BLDS 2005, bổ sung thêm quy định:

Trường hợp điều kiện không xảy ra hoặc xảy ra do có sự tác động của một bên thì áp dụng quy định sau:

“Trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên thì coi như điều kiện đó đã xảy ra.

Trường hợp có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên cố ý thúc đẩy cho điều kiện xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra.”

(Căn cứ Điều 284 Bộ luật dân sự 2015)

187.Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Ngoài các biện pháp bảo đảm đã được quy định tại BLDS 2005, BLDS 2015 bổ sung các biện pháp sau:

- Bảo lưu quyền sở hữu.

- Cầm giữ tài sản.

(Căn cứ Điều 292 Bộ luật dân sự 2015)

188.Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm

- Trong trường hợp không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi,tiền phạtvà bồi thường thiệt hại.

(Thêm từ “trả tiền phạt” vào quy định này)

- Bổ sung quy định sau đối với nghĩa vụ trong tương lai:

Trường hợp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ được hình thành trong thời hạn bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

(Căn cứ Điều 293 Bộ luật dân sự 2015)

189.Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai

Đây là điểm mới quy định tại BLDS 2015.

-Trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai, các bên có quyền thỏa thuận cụ thể về phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm và thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Khi nghĩa vụ trong tương lai được hình thành, các bên không phải xác lập lại biện pháp bảo đảm đối với nghĩa vụ đó.

(Căn cứ Điều 294 Bộ luật dân sự 2015)

190.Tài sản bảo đảm

Quy định lại nội dung tài sản bảo đảm, cụ thể như sau:

- Thêm điều khoản loại trừ đối với quy định tài sản bảo đảm thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm:

Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.

- Bổ sung quy định sau:

Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.

Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

(Căn cứ Khoản 1, 2, 4 Điều 295 Bộ luật dân sự 2015)

Các quy định liên quan đến tài sản bảo đảm được nêu từ mục 191 đến mục 200 là quy định hoàn toàn mới tại BLDS 2015, nhằm tạo cơ sở chặt chẽ hơn trước để giải quyết vấn đề liên quan đến tài sản bảo đảm khi phát sinh tranh chấp.

191.Hiệu lực đối kháng với người thứ ba

- Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm.

- Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm quy định tại BLDS 2015 và luật khác có liên quan.

(Căn cứ Điều 297 Bộ luật dân sự 2015)

192.Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm

- Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của luật.

- Trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc luật có quy định.

(Căn cứ Điều 299 Bộ luật dân sự 2015)

193.Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm

- Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác.

Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.

- Trường hợp bên nhận bảo đảm không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định trên mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bảo đảm, các bên cùng nhận bảo đảm khác.

(Căn cứ Điều 300 Bộ luật dân sự 2015)

194.Giao tài sản bảo đảm để xử lý

- Người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp quy định được xử lý tài sản bảo đảm nêu trên.

- Trường hợp người đang giữ tài sản không giao tài sản thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

(Căn cứ Điều 301 Bộ luật dân sự 2015)

195.Quyền nhận lại tài sản bảo đảm

Trước thời điểm xử lý tài sản bảo đảm mà bên bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo đảm và thanh toán chi phí phát sinh do việc chậm thực hiện nghĩa vụ thì có quyền nhận lại tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy định khác.

(Căn cứ Điều 302 Bộ luật dân sự 2015)

196.Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

- Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:

+ Bán đấu giá tài sản.

+ Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản.

+ Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm.

+ Phương thức khác.

- Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định trên thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.

(Căn cứ Điều 303 Bộ luật dân sự 2015)

197.Bán tài sản cầm cố, thế chấp

- Việc bán đấu giá tài sản cầm cố, thế chấp được thực hiện theo quy định pháp luật về bán đấu giá tài sản.

- Việc tự bán tài sản cầm cố, thế chấp của bên nhận bảo đảm được thực hiện theo quy định về bán tài sản trong BLDS 2015 và quy định sau đây:

+ Việc thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản được thực hiện theo quy định(sẽ được đề cập sau).

+ Sau khi có kết quả bán tài sản thì chủ sở hữu tài sản và bên có quyền xử lý tài sản phải thực hiện các thủ tục theo quy định pháp luật để chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua tài sản.

(Căn cứ Điều 304 Bộ luật dân sự 2015)

198.Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm

- Bên nhận bảo đảm được quyền nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm nếu có thỏa thuận khi xác lập giao dịch bảo đảm.

- Trường hợp không có thỏa thuận theo quy định trên thì bên nhận bảo đảm chỉ được nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ khi bên bảo đảm đồng ý bằng văn bản.

- Trường hợp giá trị của tài sản bảo đảm lớn hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận bảo đảm phải thanh toán số tiền chênh lệch đó cho bên bảo đảm; trường hợp giá trị tài sản bảo đảm nhỏ hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán trở thành nghĩa vụ không có bảo đảm.

- Bên bảo đảm có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên nhận bảo đảm theo quy định pháp luật.

(Căn cứ Điều 305 Bộ luật dân sự 2015)

199.Định giá tài sản bảo đảm

- Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá tài sản bảo đảm hoặc định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm.

Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản.

- Việc định giá tài sản bảo đảm phải bảo đảm khách quan, phù hợp với giá thị trường.

- Tổ chức định giá phải BTTH nếu có hành vi trái pháp luật mà gây thiệt hại cho bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm trong quá trình định giá tài sản bảo đảm.

(Căn cứ Điều 306 Bộ luật dân sự 2015)

200.Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

- Số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên quy định(sẽ được đề cập tại mục tiếp theo).

- Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm.

- Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.

(Căn cứ Điều 307 Bộ luật dân sự 2015)

201.Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm

Quy định lại nội dung này tại BLDS 2015 như sau:

- Khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau:

+ Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng.

+ Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước.

+ Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.

- Thứ tự ưu tiên thanh toán nêu trên có thể thay đổi, nếu các bên cùng nhận bảo đảm có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền.

(Căn cứ Điều 308 Bộ luật dân sự 2015)

202.Hiệu lực của cầm cố tài sản

Phân định rõ giữa hiệu lực của hợp đồng cầm cố tài sản và hiệu lực đối kháng với người thứ ba của việc cầm cố tài sản:

- Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

- Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.

Trường hợp BĐS là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố BĐS có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

(Căn cứ Điều 310 Bộ luật dân sự 2015)

203.Quyền của bên cầm cố

- Trong trường hợp sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sát giá trị thì bên cầm cố có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng thay vì đình chỉ sử dụng như trước đây:

Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp bên nhận cầm cố có quyền được cho thuê,cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố (nếu có thoả thuận)nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

- Bên cạnh quyền yêu cầu trả lại tài sản cầm cố, bên cầm có quyền yêu cầu trả lại các giấy tờ liên quan nếu có:

Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cốvà giấy tờ liên quan(nếu có) khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.

- Bổ sung thêm quyền trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố:

Được bán, thay thế,trao đổi, tặng cho tài sản cầm cốnếu được bên nhận cầm cố đồng ýhoặc theo quy định của luật.

(Căn cứ Điều 312 Bộ luật dân sự 2015)

204.Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố

Thêm nghĩa vụ đối với bên nhận cầm cố:

- Trong trường hợp làm thất lạc, bên nhận cầm cố cũng phải có trách nhiệm BTTH cho bên cầm cố.

- Không được cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Trả lại giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

(Căn cứ Điều 313 Bộ luật dân sự 2015)

205.Quyền của bên nhận cầm cố

Thêm quyền đối với bên nhận cầm cố:

- Được cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố, nếu có thoả thuận.

(Căn cứ Điều 314 Bộ luật dân sự 2015)

206.Trả lại tài sản cầm cố

Thêm cụm từ “theo thỏa thuận của các bên” vào quy định sau:

Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo trong trường hợpnghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt; việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm kháchoặc theo thỏa thuận của các bênthì tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố.

Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

(Căn cứ Điều 316 Bộ luật dân sự 2015)

207.Tài sản thế chấp

- Thêm điều khoản loại trừ trong trường hợp thế chấp toàn bộ BĐS, động sản có vật phụ:

Trường hợp thế chấp toàn bộ BĐS, động sản có vật phụ thì vật phụ của BĐS, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp,trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Khác với BLDS 2005, BLDS 2015 mặc định nếu thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

(Trước đây, chỉ khi có thỏa thuận tài sản gắn liền với đất mới được xem là tài sản thế chấp)

(Căn cứ Điều 318 Bộ luật dân sự 2015)

208.Hiệu lực của thế chấp tài sản

Đây là quy định mới tại BLDS 2015.

- Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

- Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

(Căn cứ Điều 319 Bộ luật dân sự 2015)

209.Nghĩa vụ của bên thế chấp

Thêm nhiều nghĩa vụ cho bên thế chấp:

-Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

- Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

- Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.

- Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định đã nêu trên.

- Không được thay thế tài sản thế chấp, trừ trường hợp đó là tài sản luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc không phải là tài sản luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác.

 (Căn cứ Điều 320 Bộ luật dân sự 2015)

210.Quyền của bên thế chấp

Bổ sung quyền đối với bên thế chấp:

- Nhận lại giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

- Được bán, thay thế,trao đổitài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thếhoặc được trao đổitrở thành tài sản thế chấp.

Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.

(Căn cứ Điều 321 Bộ luật dân sự 2015)

211.Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp

Thêm nghĩa vụ“Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định pháp luật.”

Đồng thời, bãi bỏ quy định:“Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm xoá đăng ký trong các trường hợp xử lý, hủy bỏ, chấm dứt tài sản thế chấp”.

(Căn cứ Điều 322 Bộ luật dân sự 2015)

212.Quyền của bên nhận thế chấp

Thêm quyền đối với bên nhận thế chấp:

-Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định pháp luật.

- Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

(Căn cứ Điều 323 Bộ luật dân sự 2015)

213.Nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp

Thêm cụm từ “hoặc theo quy định pháp luật” vào nghĩa vụ sau:

 “Giao lại tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp hoặc bên thế chấp theo thoả thuậnhoặc theo quy định pháp luật.”

(Căn cứ Khoản 2 Điều 324 Bộ luật dân sự 2015)

214. Thế chấpquyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất

Đây là quy định mới tại BLDS 2015.

- Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình; quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

(Căn cứ Điều 325 Bộ luật dân sự 2015)

215.Thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất

Đây là quy định mới tại BLDS 2015.

-Trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đồng thời là người sử dụng đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất thì khi xử lý tài sản gắn liền với đất, người nhận chuyển quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

(Căn cứ Điều 326 Bộ luật dân sự 2015)

216.Ký quỹ

Không thay đổi về bản chất nội dung, thay thế từ “ngân hàng” thành từ “tổ chức tín dụng”, thay thế từ “theo quy định pháp luật về ngân hàng” thành từ “theo quy định pháp luật”:

Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền đượctổ chức tín dụngnơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ.

Thủ tục gửi và thanh toán thực hiệntheo quy định pháp luật.

(Căn cứ Điều 330 Bộ luật dân sự 2015)

Bảo lưu quyền sở hữu là một trong những nội dung mới về quyền sở hữu được quy định tại BLDS 2015, do vậy các nội dung được nêu từ mục 217 đến mục 220 là quy định mới.

217.Bảo lưu quyền sở hữu

-Trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ.

-Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán.

-Bảo lưu quyền sở hữu phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

(Căn cứ Điều 331 Bộ luật dân sự 2015)

218.Quyền đòi lại tài sản

Trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản. Bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng. Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu BTTH.

(Căn cứ Điều 332 Bộ luật dân sự 2015)

219.Quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản

- Sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực.

-Chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

(Căn cứ Điều 333 Bộ luật dân sự 2015)

220.Chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu

Bảo lưu quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp sau:

- Nghĩa vụ thanh toán cho bên bán được thực hiện xong.

- Bên bán nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu.

- Theo thỏa thuận của các bên.

(Căn cứ Điều 334 Bộ luật dân sự 2015)

221.Phạm vi bảo lãnh

- Ngoài các khoản nghĩa vụ bảo lãnh quy định tại BLDS 2005, BLDS 2015 bổ sung thêm “lãi trên số tiền chậm trả”:

Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền BTTH,lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

- Bổ sung thêm các quy định sau:

Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.

(Căn cứ Điều 336 Bộ luật dân sự 2015)

222.Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh

Bổ sung quy định sau:

Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.

(Căn cứ Điều 339 Bộ luật dân sự 2015)

223.Miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

- Khác với BLDS 2005, BLDS 2015 quy định trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà được miễn thì không phải thực hiện nghĩa vụ:

Trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

- Trường hợp một trong số những người nhận bảo lãnh liên đới miễn cho bên bảo lãnh không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình thì bên bảo lãnh vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người nhận bảo lãnh liên đới còn lại.

(Căn cứ Khoản 1, 3 Điều 341 Bộ luật dân sự 2015)

224.Trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh

Đây là quy định mới được đề cập tại BLDS 2015:

- Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.

- Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại.

(Căn cứ Điều 342 Bộ luật dân sự 2015)

225.Bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội

Thay cụm từ “ngân hàng” thành cụm từ “tổ chức tín dụng”, cụm từ “theo quy định của Chính phủ” thành cụm từ “theo quy định pháp luật”

Tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tạitổ chức tín dụngđể sản xuất, kinh doanh, tiêu dùngtheo quy định pháp luật.

(Căn cứ Điều 344 Bộ luật dân sự 2015)

226.Hình thức, nội dung tín chấp

Bổ sung quy định sau:

Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có xác nhận của tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp về điều kiện, hoàn cảnh của bên vay vốn.

(Căn cứ Điều 345 Bộ luật dân sự 2015)

BLDS 2015 quy định chi tiết việc cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ, tách riêng từng quy định thành các điều riêng thay vì gộp chung như BLDS 2005 trước đây, do vậy các nội dung nêu từ mục 227 đến mục 230 được xem là những quy định mới và chi tiết.

227.Xác lập cầm giữ tài sản

-Cầm giữ tài sản phát sinh từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

-Cầm giữ tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên cầm giữ chiếm giữ tài sản.

(Căn cứ Điều 347 Bộ luật dân sự 2015)

228.Quyền của bên cầm giữ

-Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ.

-Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ.

-Được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý.

Giá trị của việc khai thác tài sản cầm giữ được bù trừ vào giá trị nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.

(Căn cứ Điều 348 Bộ luật dân sự 2015)

229.Nghĩa vụ của bên cầm giữ

-Giữ gìn, bảo quản tài sản cầm giữ.

-Không được thay đổi tình trạng của tài sản cầm giữ.

-Không được chuyển giao, sử dụng tài sản cầm giữ nếu không có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.

-Giao lại tài sản cầm giữ khi nghĩa vụ đã được thực hiện.

-Bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm giữ.

(Căn cứ Điều 349 Bộ luật dân sự 2015)

230.Chấm dứt cầm giữ

Cầm giữ tài sản chấm dứt trong trường hợp sau:

-Bên cầm giữ không còn chiếm giữ tài sản trên thực tế.

- Các bên thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm khác để thay thế cho cầm giữ.

- Nghĩa vụ đã được thực hiện xong.

- Tài sản cầm giữ không còn.

- Theo thỏa thuận của các bên.

(Căn cứ Điều 350 Bộ luật dân sự 2015)

231.Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ

Bên có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền không chỉ trong trường hợp thực hiện không đúng nghĩa vụ, không thực hiện nghĩa vụ mà còn cả trong trường hợp thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ. Cụ thể:

Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.

Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụđúng thời hạn,thực hiện không đầy đủ nghĩa vụhoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.

(Căn cứ Điều 351 Bộ luật dân sự 2015)

232.Trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ

Đây là quy định mới tại BLDS 2015:

Khi bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ.

(Căn cứ Điều 352 Bộ luật dân sự 2015)

233.Chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ

Bổ sung thêm các quy định sau:

-Trường hợp chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ là tài sản thì bên có nghĩa vụcó thể gửi tài sản tại nơi nhận gửi giữ tài sản hoặcáp dụng biện pháp cần thiết khác để bảo quản tài sản và có quyền yêu cầu thanh toán chi phí hợp lý.

 Trường hợp tài sản được gửi giữ thì bên có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền.

-Đối với tài sản có nguy cơ bị hư hỏng thì bên có nghĩa vụ có quyền bán tài sản đóvà phải thông báo ngay cho bên có quyền,trả cho bên có quyền khoản tiền thu được từ việc bán tài sản sau khi trừ chi phí hợp lý để bảo quản và bán tài sản đó.

(Căn cứ Khoản 2, 3 Điều 355 Bộ luật dân sự 2015)

234.Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật

Quy định chi tiết cụ thể hơn nội dung này như sau:

-Trường hợp nghĩa vụ giao vật đặc định không được thực hiện thìbên bị vi phạmcó quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao đúng vật đó; nếu vật không còn hoặc bị hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật.

-Trường hợp nghĩa vụ giao vật cùng loại không được thực hiện thìbên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạmphải giao vật cùng loại khác;nếu không có vật cùng loại khác thay thế thì phải thanh toán giá trị của vật.

-Trường hợp việc vi phạm nghĩa vụ quy định trên mà gây thiệt hại cho bên bị vi phạm thì bên vi phạm phải BTTH.

(Căn cứ Điều 356 Bộ luật dân sự 2015)

235.Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền

Đây là quy định mới tại BLDS 2015:

-Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

-Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất thỏa thuận quy định tại BLDS 2015; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định về lãi suất không thỏa thuận.

(Căn cứ Điều 357 Bộ luật dân sự 2015)

236.Trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ

Quy định chi tiết cụ thể hơn so với BLDS 2005:

Bên có quyền chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ làm phát sinh thiệt hại cho bên có nghĩa vụ thì phải BTTH cho bên đó và phải chịu mọi rủi ro,chi phí phát sinhkể từ thời điểm chậm tiếp nhận,trừ trường hợp luật có quy định khác.(thay vì trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc trường hợp luật có quy định khác)

(Căn cứ Điều 359 Bộ luật dân sự 2015)

237.Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ

Đây là quy định mới tại BLDS 2015:

Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

(Căn cứ Điều 360 Bộ luật dân sự 2015)

238.Nghĩa vụ ngăn chặn, hạn chế thiệt hại

Đây là quy định mới tại BLDS 2015:

Bên có quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để thiệt hại không xảy ra hoặc hạn chế thiệt hại cho mình.

(Căn cứ Điều 362 Bộ luật dân sự 2015)

239.Bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên bị vi phạm có lỗi

Trước đây, BLDS 2005 không quy định về vấn đề này:

Trường hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải BTTH tương ứng với mức độ lỗi của mình.

(Căn cứ Điều 362 Bộ luật dân sự 2015)

240.Chuyển giao quyền yêu cầu

Quy định chi tiết nội dung việc chuyển giao quyền yêu cầu như sau:

Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu.Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.

Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp bên chuyển giao quyền yêu cầu không thông báo về việc chuyển giao quyền mà phát sinh chi phí cho bên có nghĩa vụ thì bên chuyển giao quyền yêu cầu phải thanh toán chi phí này.

(Căn cứ Khoản 2 Điều 365 Bộ luật dân sự 2015)

241.Quyền từ chối của bên có nghĩa vụ

Thay từ “hoặc” thành từ “và” tại quy định sau:

Trường hợp bên có nghĩa vụ không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầungười thế quyền không chứng minh về tính xác thực của việc chuyển giao quyền yêu cầu thì bên có nghĩa vụ có quyền từ chối việc thực hiện nghĩa vụ đối với người thế quyền.

(Căn cứ Khoản 1 Điều 369 Bộ luật dân sự 2015)

242.Hoàn thành nghĩa vụ trong trường hợp bên có quyền chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ

Khi bên có quyền chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ là tài sản thì nghĩa vụ hoàn thành tại thời điểm tài sản đã được gửi giữ tại nơi nhận gửi giữ theo quy định sau:

Trường hợp chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ là tài sản thì bên có nghĩa vụ có thể gửi tài sản tại nơi nhận gửi giữ tài sản hoặc áp dụng biện pháp cần thiết khác để bảo quản tài sản và có quyền yêu cầu thanh toán chi phí hợp lý. Trường hợp tài sản được gửi giữ thì bên có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền.”

(Căn cứ Điều 374 Bộ luật dân sự 2015)

243.Chấm dứt nghĩa vụ theo thoả thuận

Làm rõ quy định này như sau:

Các bên có thể thoả thuận chấm dứt nghĩa vụ bất cứ lúc nào, nhưng không được gây thiệt hại đến lợi íchquốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

(Căn cứ Điều 375 Bộ luật dân sự 2015)

244.Đề nghị giao kết hợp đồng

Làm rõ hơn quy định về đề nghị giao kết hợp đồng:

Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác địnhhoặc tới công chúng(gọi chung là bên được đề nghị).

(Căn cứ Khoản 1 Điều 386 Bộ luật dân sự 2015)

245.Thông tin trong giao kết hợp đồng

Đây là nội dung mới nhằm quản lý chặt chẽ hơn về giao kết hợp đồng, là cơ sở để giải quyết khi có phát sinh tranh chấp.

-Trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết.

-Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác.

-Bên vi phạm quy định nêu trên mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

(Căn cứ Điều 387 Bộ luật dân sự 2015)

246.Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực

Thêm điều khoản loại trừ vào các quy định sau:

- Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:

+ Do bên đề nghị ấn định.

+ Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó,trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

(Căn cứ Khoản 1 Điều 388 Bộ luật dân sự 2015)

247.Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng

Ngoài các trường hợp chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng đã được quy định tại BLDS 2005, BLDS 2015 bổ sung thêm trường hợp chấm dứt sau:

Bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng.

(Căn cứ Điều 391 Bộ luật dân sự 2015)

248. Im lặng không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Thực tế, trong thời gian qua, nhiều tranh chấp phát sinh từ việc im lặng trong khi nhận được đề nghị giao kết hợp đồng, BLDS 2015 quy định cụ thể vấn đề này nhằm hạn chế những trường hợp phát sinh tranh chấp không đáng có từ việc im lặng này:

Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.

(Căn cứ Điều 393 Bộ luật dân sự 2015)

249.Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng

Ngoài các quy định về thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng được nêu tại BLDS 2005, BLDS 2015 bổ sung thêm quy định sau:

Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý.

(Căn cứ Điều 394 Bộ luật dân sự 2015)

250.Trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Quy định cụ thể nội dung này như sau:

Trường hợp bên đề nghị chết, mất NLHVDShoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành visau khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị, trừ trường hợp nội dung giao kết gắn liền với nhân thân bên đề nghị.

(Căn cứ Điều 395 Bộ luật dân sự 2015)

251.Trường hợp bên được đề nghị giao kết hợp đồng chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Quy định cụ thể nội dung này như sau:

Trường hợp bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng sau đó chết, mất NLHVDShoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vithì việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị,trừ trường hợp nội dung giao kết gắn liền với nhân thân bên được đề nghị.

(Căn cứ Điều 396 Bộ luật dân sự 2015)

252.Nội dung của hợp đồng

- Bổ sung quy định sau nhằm nhấn mạnh rõ bản chất của hợp đồng:

Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.

- Ngoài các nội dung hợp đồng đã được quy định tại BLDS 2005, BLDS 2015 bổ sung nội dung “phương thức giải quyết tranh chấp”.

(Căn cứ Điều 398 Bộ luật dân sự 2015)

253.Thời điểm giao kết hợp đồng

- Quy định chi tiết về “sự im lặng” trong giao kết hợp đồng:

Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.

- Quy định bổ sung thời điểm giao kết hợp đồng bằng hình thức chấp nhận khác:

Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bảnhay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.

Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác địnhlà thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.

(Căn cứ Điều 400 Bộ luật dân sự 2015)

254.Hiệu lực của hợp đồng

Ngoài quy định tại BLDS 2005, bổ sung quy định sau:

Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định pháp luật.

(Căn cứ Điều 401 Bộ luật dân sự 2015)

255.Giải thích hợp đồng

Quy định chi tiết và rõ ràng hơn nội dung này:

- Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích điều khoản đó không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bênđược thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng.

- Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất vớimục đích, tính chất của hợp đồng.(trước đây theo hướng có lợi nhất cho các bên và phù hợp tính chất hợp đồng)

- Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng.

- Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng.

- Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng.

-Trường hợpbên soạn thảođưa vào hợp đồng nội dung bất lợi chobên kiathì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi chobên kia.

(Căn cứ Điều 404 Bộ luật dân sự 2015)

256.Hợp đồng theo mẫu

Ngoài các quy định tại BLDS 2005, BLDS 2015 bổ sung quy định sau:

Hợp đồng theo mẫu phải được công khai để bên được đề nghị biết hoặc phải biết về những nội dung của hợp đồng.

Trình tự, thể thức công khai hợp đồng theo mẫu thực hiện theo quy định pháp luật.

(Căn cứ Điều 405 Bộ luật dân sự 2015)

257.Điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng

Trước đây, BLDS 2005 không đề cập đến nội dung này:

-Điều kiện giao dịch chung là những điều khoản ổn định do một bên công bố để áp dụng chung cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng; nếu bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các điều khoản này.

-Điều kiện giao dịch chung chỉ có hiệu lực với bên xác lập giao dịch trong trường hợp điều kiện giao dịch này đã được công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặc phải biết về điều kiện đó.

Trình tự, thể thức công khai điều kiện giao dịch chung thực hiện theo quy định pháp luật.

-Điều kiện giao dịch chung phải bảo đảm sự bình đẳng giữa các bên. Trường hợp điều kiện giao dịch chung có quy định về miễn trách nhiệm của bên đưa ra điều kiện giao dịch chung, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì quy định này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

(Căn cứ Điều 406 Bộ luật dân sự 2015)

258.Quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ

-Bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ, nếu khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụhoặc có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.(bao hàm luôn cả trường hợp có người bảo lãnh quy định tại BLDS 2005)

(Căn cứ Khoản 1 Điều 411 Bộ luật dân sự 2015)

259.Quyền từ chối của người thứ ba

Bổ sung quy định về quyền từ chối của người thứ ba sau khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện nghĩa vụ:

Trường hợp người thứ ba từ chối lợi ích của mình sau khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được xem là đã hoàn thành và bên có quyền vẫn phải thực hiện cam kết đối với bên có nghĩa vụ.

Trong trường hợp này, lợi ích phát sinh từ hợp đồng thuộc về bên mà nếu hợp đồng không vì lợi ích của người thứ ba thì họ là người thụ hưởng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

(Căn cứ Khoản 2 Điều 416 Bộ luật dân sự 2015)

260.Thoả thuận phạt vi phạm

Quy định chi tiết nội dung thỏa thuận phạt vi phạm như sau:

-Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

-Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận,trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

- Quy định lại trường hợp thỏa thuận phạt vi phạm và BTTH:

Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi BTTH hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải BTTH.

Trường hợp các bên có thoả thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải BTTH thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

(Căn cứ Điều 418 Bộ luật dân sự 2015)

261.Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng

Đây là nội dung mới được bổ sung tại BLDS 2015.

-Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo các quy định đã nêu trên.

-Người có quyền có thể yêu cầu BTTH cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức BTTH cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.

-Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ BTTH về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.

(Căn cứ Điều 419 Bộ luật dân sự 2015)

262.Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản

Đề phòng mọi trường hợp có thể xảy ra, BLDS 2015 quy định về việc thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh có những thay đổi cơ bản:

-Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau:

+Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng.

+ Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh.

+ Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác.

+ Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên.

+ Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.

- Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.

-Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:

+Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định.

+ Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.

-Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

(Căn cứ Điều 420 Bộ luật dân sự 2015)

263.Chấm dứt hợp đồng

Ngoài các trường hợp chấm dứt hợp đồng được quy định tại BLDS 2005, BLDS 2015 bổ sung quy định chấm dứt hợp đồng trong trường hợp các bên không thể thỏa thuận về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời gian hợp lý khi hoàn cảnh có thay đổi cơ bản và một trong các bên yêu cầu Tòa án chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định.

(Căn cứ Điều 422 Bộ luật dân sự 2015)

264.Huỷ bỏ hợp đồng

Ngoài trường hợp hủy bỏ hợp đồng và không phải BTTH như BLDS 2005 đã đề cập, bổ sung trường hợp một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải BTTH, đó là:

-Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng.

(Lưu ý: Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.)

- Trường hợp khác do luật quy định.

(Căn cứ Điều 423 Bộ luật dân sự 2015)

Các nội dung nêu từ mục 265 đến 267 là nội dung hoàn toàn mới tại BLDS 2015.

265.Huỷ bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ

-Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền có thể huỷ bỏ hợp đồng.

-Trường hợp do tính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên, hợp đồng sẽ không đạt được mục đích nếu không được thực hiện trong thời hạn nhất định mà hết thời hạn đó bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng mà không phải tuân theo quy định nêu trên.

(Căn cứ Điều 424 Bộ luật dân sự 2015)

266.Huỷ bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện

Trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên có quyền không thể đạt được thì bên có quyền có thể huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu BTTH.

(Căn cứ Điều 425 Bộ luật dân sự 2015)

267.Huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp tài sản bị mất, bị hư hỏng

Trường hợp một bên làm mất, làm hư hỏng tài sản là đối tượng của hợp đồng mà không thể hoàn trả, đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chữa, thay thế bằng tài sản cùng loại thì bên kia có quyền huỷ bỏ hợp đồng.

Bên vi phạm phải bồi thường bằng tiền ngang với giá trị của tài sản bị mất, bị hư hỏng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc theo quy định sau:

“-Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

-Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.

-Trường hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình.”

(Căn cứ Điều 426 Bộ luật dân sự 2015)

268.Hậu quả của việc huỷ bỏ hợp đồng

- Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.

- Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.

Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả.

Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

- Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.

-Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do BLDS 2015 và luật khác có liên quan quy định.

-Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ quy định nêu trên thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của BLDS 2015, luật khác có liên quan.

(Căn cứ Điều 427 Bộ luật dân sự 2015)

269.Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng

Quy định chi tiết việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng như sau:

-Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải BTTH khibên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định trên thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của BLDS 2015, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.

-Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứthợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

-Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhậnđược thông báo chấm dứt.

Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, BTTH và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.

-Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.

(Căn cứ Điều 428 Bộ luật dân sự 2015)

270.Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

(Trước đây, thời hiệu khởi kiện về hợp đồng là 02 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác bị xâm phạm)

(Căn cứ Điều 429 Bộ luật dân sự 2015)

Chương XVI: Một số hợp đồng thông dụng

271.Hợp đồng mua bán tài sản

Bổ sung quy định sau:

Hợp đồng mua bán nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của BLDS 2015, Luật nhà ở và luật khác có liên quan.

(Căn cứ Điều 430 Bộ luật dân sự 2015)

272.Đối tượng của hợp đồng mua bán

- Mở rộng đối tượng của hợp đồng mua bán, là tất cả các loại tài sản được quy định tại BLDS 2015, không như BLDS 2005 trước đây có quy định chỉ là những tài sản được phép giao dịch.

Tài sản được quy định tại BLDS 2015 đều có thể là đối tượng của hợp đồng mua bán. Trường hợp theo quy định của luật, tài sản bị cấm hoặc bị hạn chế chuyển nhượng thì tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán phải phù hợp với các quy định đó.

- Tài sản bán không nhất thiết chỉ là tài sản thuộc sở hữu của người bán:

Tài sản bán thuộc sở hữu của người bán hoặc người bán có quyền bán.

(Căn cứ Điều 431 Bộ luật dân sự 2015)

273.Chất lượng của tài sản mua bán

Tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là tiêu chuẩn tối thiểu về chất lượng của tài sản mua bán, đồng thời quy định cụ thể về trường hợp chưa có tiêu chuẩn:

-Trường hợp tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thỏa thuận của các bên về chất lượng của tài sảnkhông được thấp hơn chất lượng của tài sảnđược xác định theo tiêu chuẩn đã công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

-Khi các bên không có thoả thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về chất lượng tài sản mua bán thì chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề.

Trường hợp không có tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tiêu chuẩn ngành nghề thì chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn thông thường hoặc theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng và theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

(Căn cứ Điều 432 Bộ luật dân sự 2015)

274.Giá và phương thức thanh toán

Quy định ngắn gọn, súc tích về giá và phương thức thanh toán, đồng thời, phương thức thanh toán có thể được người thứ ba xác định theo yêu cầu:

-Giá, phương thức thanh toán do các bên thoả thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên. Trường hợp pháp luật quy định giá, phương thức thanh toán phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thỏa thuận của các bên phải phù hợp với quy định đó.

-Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về giá, phương thức thanh toán thì giá được xác định theo giá thị trường, phương thức thanh toán được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng.

(Căn cứ Điều 433 Bộ luật dân sự 2015)

275.Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán

Quy định cụ thể về thời hạn thanh toán tiền mua:

Bên mua thanh toán tiền mua theo thời gian thỏa thuận. Nếu không xác định hoặc xác định không rõ ràng thời gian thanh toán thì bên mua phải thanh toán ngay tại thời điểm nhận tài sản mua hoặc nhận giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản.

(Căn cứ Điều 434 Bộ luật dân sự 2015)

276.Phương thức giao tài sản

Bổ sung điều khoản ràng buộc trong trường hợp bên bán giao tài sản cho bên mua thành nhiều lần mà bên bán không thực hiện đúng nghĩa vụ ở một lần nhất định:

Trường hợp theo thỏa thuận, bên bán giao tài sản cho bên mua thành nhiều lần mà bên bán thực hiện không đúng nghĩa vụ ở một lần nhất định thì bên mua có thể hủy bỏ phần hợp đồng liên quan đến lần vi phạm đó và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

(Căn cứ Khoản 2 Điều 436 Bộ luật dân sự 2015)

277.Trách nhiệm do giao tài sản không đúng số lượng

Quy định cụ thể hơn BLDS 2005 về trách nhiệm do giao tài sản không đúng chất lượng:

-Trường hợp bên bán giao tài sản với số lượng nhiều hơn số lượng đã thoả thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận phần dôi ra; nếu nhận thì phải thanh toán đối với phần dôi ratheo giá được thỏa thuận trong hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

-Trường hợp bên bán giao ít hơn số lượng đã thoả thuận thì bên mua có một trong các quyền sau:

+Nhận phần đã giao và định thời hạn để bên bán giao tiếp phần còn thiếu.

+ Nhận phần đã giao và yêu cầu BTTH.

+Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu BTTHnếu việc vi phạm làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng.

(Căn cứ Điều 437 Bộ luật dân sự 2015)

278.Trách nhiệm do giao vật không đồng bộ

Sửa đổi quy định trong trường hợp bên mua đã trả tiền nhưng chưa nhận vật do giao không đồng bộ:

Trường hợp bên mua đã trả tiền nhưng chưa nhận vật do giao không đồng bộ thì được trả lãi đối với số tiền đã trả theo lãi suất thỏa thuận giữa các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất quy định về lãi suất không thỏa thuận(sẽ được đề cập sau).

Nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định về lãi suất không thỏa thuận(sẽ được đề cập sau)và yêu cầu bên bán BTTH do giao vật không đồng bộ, kể từ thời điểm phải thực hiện hợp đồng cho đến khi vật được giao đồng bộ.

(Căn cứ Khoản 2 Điều 438 Bộ luật dân sự 2015)

279. Trách nhiệm giao tài sản không đúng chủng loại

Chi tiết quyền hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp giao tài sản không đúng chủng loại:

Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu BTTH nếu việc giao không đúng chủng loại làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng.

Trường hợp tài sản gồm nhiều chủng loại mà bên bán không giao đúng với thỏa thuận đối với một hoặc một số loại thì bên mua có thể hủy bỏ phần hợp đồng liên quan đến loại tài sản đó và yêu cầu BTTH.

(Căn cứ Khoản 3 Điều 439 Bộ luật dân sự 2015)

280. Nghĩa vụ trả tiền

BLDS 2015 làm rõ nghĩa vụ trả tiền nhằm bao quát hết các trường hợp có thể phát sinh tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ trả tiền như sau:

- Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng.

- Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản.

- Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy định về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền (nêu trên).

(Căn cứ Điều 440 Bộ luật dân sự 2015)

281. Thời điểm chịu rủi ro

Bổ sung điều khoản loại trừ vào quy định sau:

Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thoả thuận kháchoặc luật có quy định khác.

(Căn cứ Khoản 1 Điều 441 Bộ luật dân sự 2015)

282. Chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu

Ngoài các quy định đã đề cập tại BLDS 2005, BLDS 2015 bổ sung quy định sau:

- Chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Trường hợp các bên không có thoả thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu được xác định theo chi phí đã được công bố, quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề.

- Trường hợp không có căn cứ xác định theo quy định trên thì chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu được xác định theo tiêu chuẩn thông thường hoặc theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng.

(Căn cứ Khoản 1, 2, 3 Điều 442 Bộ luật dân sự 2015)

283. Nghĩa vụ cung cấp thông tin và hướng dẫn cách sử dụng

Thêm cụm từ “trong một thời gian hợp lý” vào quy định sau nhằm xác định rõ khoảng thời gian phải thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin:

Bên bán có nghĩa vụ cung cấp cho bên mua thông tin cần thiết về tài sản mua bán và hướng dẫn cách sử dụng tài sản đó; nếu bên bán không thực hiện nghĩa vụ này thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán phải thực hiệntrong một thời hạn hợp lý.

Nếu bên bán vẫn không thực hiện làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu BTTH.

(Căn cứ Điều 443 Bộ luật dân sự 2015)

284. Bán đấu giá tài sản

Việc bán đấu giá tài sản ngoài quy định đã được đề cập tại BLDS 2015, bổ sung thêm quy định sau:

Việc bán đấu giá tài sản phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia và được thực hiện theo quy định pháp luật về bán đấu giá tài sản.

(Căn cứ Điều 451 Bộ luật dân sự 2015)

285. Mua sau khi sử dụng thử

Quy định chặt chẽ trong trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về thời hạn dùng thử:

Trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về thời hạn dùng thử thì thời hạn này được xác định theo tập quán của giao dịch có đối tượng cùng loại.

(Căn cứ Điều 452 Bộ luật dân sự 2015)

286. Chuộc lại tài sản đã bán

Quy định ngắn gọn, súc tích nội dung quy định này như sau:

-Bên bán có thể thoả thuận với bên mua về quyền chuộc lại tài sản đã bán sau một thời hạn gọi là thời hạn chuộc lại.

Thời hạn chuộc lại tài sản do các bên thoả thuận; trường hợp không có thỏa thuận thì thời hạn chuộc lại không quá 01 năm đối với động sản và 05 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm giao tài sản,trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Trong thời hạn này, bên bán có quyền chuộc lại bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên mua trong một thời gian hợp lý. Giá chuộc lại là giá thị trường tại thời điểm và địa điểm chuộc lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

-Trong thời hạn chuộc lại, bên mua không đượcxác lập giao dịch chuyển quyền sở hữu tài sản cho chủ thể khácvà phải chịu rủi ro đối với tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

(Căn cứ Điều 454 Bộ luật dân sự 2015)

287.Tặng cho động sản

Thêm điều khoản loại trừ đối với hiệu lực của hợp đồng tặng cho:

- Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản,trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

-Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.

(Căn cứ Điều 458 Bộ luật dân sự 2015)

288.Nghĩa vụ của bên cho vay

Bổ sung cụm từ “hoặc luật khác có liên quan quy định khác” vào quy định sau:

-Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thoả thuận.

-BTTH cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.

-Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định về hợp đồng vay có kỳ hạnhoặc luật khác có liên quan quy định khác.

(Căn cứ Điều 465 Bộ luật dân sự 2015)

289.Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

Quy định chi tiết về nghĩa vụ trả nợ của bên vay trong trường hợp không trả nợ hay trả không đầy đủ:

- Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định về lãi suất không thỏa thuận trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận kháchoặc luật có quy định khác.

- Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

+ Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định về lãi suất không thỏa thuận(sẽ đề cập sau).

+ Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

(Căn cứ Điều 466 Bộ luật dân sự 2015)

290. Lãi suất

Đây là quy định mới, quan trọng tại BLDS 2015, theo quy định lại về lãi suất như sau:

- Đối với lãi suất vay do các bên thỏa thuận:

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

- Đối với trường hợp có thỏa thuận trả lại nhưng không xác định rõ về lãi suất:

Khi có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn nêu trên tại thời điểm trả nợ.

(Căn cứ Điều 468 Bộ luật dân sự 2015)

291. Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn

Thêm điều khoản loại trừ đới với hợp đồng này như sau:

- Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.

- Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thoả thuận kháchoặc luật có quy định khác.

(Căn cứ Điều 470 Bộ luật dân sự 2015)

292. Họ, hụi, biêu, phường

Ngoài các quy định đã được đề cập tại BLDS 2005, BLDS 2015 bổ sung quy định sau:

Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định về lãi suất nêu trên.

(Căn cứ Khoản 3 Điều 471 Bộ luật dân sự 2015)

293.Hợp đồng thuê tài sản

Bổ sung quy định sau:

Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của BLDS 2015, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.

(Căn cứ Điều 472 Bộ luật dân sự 2015)

294.Giá thuê

Quy định lại nội dung về giá thuê:

- Giá thuê do các bên thoả thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên, trừ trường hợp luật có quy định khác.

- Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì giá thuê được xác định theo giá thị trường tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng thuê.

(Căn cứ Điều 473 Bộ luật dân sự 2015)

295.Thời hạn thuê

Quy định lại nội dung trong trường hợp các bên không thỏa thuận về thời hạn thuê và thời hạn thuê không thể xác định được theo mục đích thuê:

Trường hợp các bên không thoả thuận về thời hạn thuê và thời hạn thuê không thể xác định được theo mục đích thuê thì mỗi bên có quyền chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải thông báo cho bên kia trước một thời gian hợp lý.

(Căn cứ Khoản 2 Điều 474 Bộ luật dân sự 2015)

296.Nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê

Thêm điều khoản quy định chặt chẽ trong trường bên cho thuê đã được thông báo mà không sửa chữa hoặc sửa chữa không kịp thời:

Trường hợp bên cho thuê đã được thông báo mà không sửa chữa hoặc sửa chữa không kịp thời thì bên thuê có quyền tự sửa chữa tài sản thuêvới chi phí hợp lý, nhưng phải báo cho bên cho thuê và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí sửa chữa.

(Căn cứ Khoản 3 Điều 477 Bộ luật dân sự 2015)

297.Hợp đồng thuê khoán tài sản

Làm rõ nghĩa đối với hợp đồng thuê khoán tài sản:

Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán vàbên thuê khoáncó nghĩa vụ trả tiền thuê.

(Căn cứ Điều 483 Bộ luật dân sự 2015)

298.Thời hạn thuê khoán

Thời hạn có thể thỏa thuận hoặc theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh, quy định này phân định rõ ràng, tránh trường hợp gây hiểu nhầm như BLDS 2005:

Thời hạn thuê khoán do các bên thoả thuận. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc có thỏa thuận nhưng không rõ ràng thì thời hạn thuê khoán được xác định theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh phù hợp với tính chất của đối tượng thuê khoán.

(Căn cứ Điều 485 Bộ luật dân sự 2015)

299.Trả tiền thuê khoán và phương thức trả

Bổ sung quy định sau:

Thời hạn trả tiền thuê khoán do các bên thỏa thuận, trường hợp các bên không có thỏa thuận thì bên thuê khoán phải thanh toán vào ngày cuối cùng của mỗi tháng; trường hợp thuê khoán theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì phải thanh toán chậm nhất khi kết thúc chu kỳ sản xuất, kinh doanh đó.

(Căn cứ Khoản 6 Điều 488 Bộ luật dân sự 2015)

300.Nghĩa vụ của bên mượn tài sản

Bổ sung thêm nghĩa vụ sau:

Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.

(Căn cứ Khoản 5 Điều 496 Bộ luật dân sự 2015)

Hợp đồng về quyền sử dụng đất là một trong những hợp đồng thông thường được quy định mới tại BLDS 2015, do vậy, các nội dung nêu từ mục 301 đến mục 304 là quy định mới.

301.Hợp đồng về quyền sử dụng đất

Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.

(Căn cứ Điều 500 Bộ luật dân sự 2015)

302.Nội dung của hợp đồng về quyền sử dụng đất

-Quy định chung về hợp đồng và nội dung của hợp đồng thông dụng có liên quan trong BLDS 2015 cũng được áp dụng với hợp đồng về quyền sử dụng đất, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

-Nội dung của hợp đồng về quyền sử dụng đất không được trái với quy định về mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

(Căn cứ Điều 501 Bộ luật dân sự 2015)

303.Hình thức, thủ tục thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất

-Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của BLDS 2015, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

-Việc thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

(Căn cứ Điều 502 Bộ luật dân sự 2015)

304.Hiệu lực của việc chuyển quyền sử dụng đất

Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định của Luật đất đai.

(Căn cứ Điều 503 Bộ luật dân sự 2015)

Tương tự, hợp đồng hợp tác cũng là một trong những hợp đồng thông dụngđược quy định mới tại BLDS 2015, do vậy, các nội dung nêu từ mục 305 đến mục 313 là quy định mới.

305.Hợp đồng hợp tác

-Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

-Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.

(Căn cứ Điều 504 Bộ luật dân sự 2015)

306.Nội dung của hợp đồng hợp tác

-Mục đích, thời hạn hợp tác.

- Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân.

- Tài sản đóng góp, nếu có.

- Đóng góp bằng sức lao động, nếu có.

- Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức.

- Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác.

- Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có.

- Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có.

- Điều kiện chấm dứt hợp tác.

(Căn cứ Điều 505 Bộ luật dân sự 2015)

307.Tài sản chung của các thành viên hợp tác

-Tài sản do các thành viên đóng góp, cùng tạo lập và tài sản khác theo quy định pháp luật là tài sản chung theo phần của các thành viên hợp tác.

Trường hợp có thỏa thuận về góp tiền mà thành viên hợp tác chậm thực hiện thì phải có trách nhiệm trả lãi đối với phần tiền chậm trả theo quy định đã nêu và phải BTTH.

-Việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất khác phải có thỏa thuận bằng văn bản của tất cả các thành viên; việc định đoạt tài sản khác do đại diện của các thành viên quyết định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

-Không được phân chia tài sản chung trước khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, trừ trường hợp tất cả các thành viên hợp tác có thỏa thuận.

Việc phân chia tài sản chung quy định tại khoản này không làm thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ được xác lập, thực hiện trước thời điểm tài sản được phân chia.

(Căn cứ Điều 506 Bộ luật dân sự 2015)

308.Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác

-Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động hợp tác.

-Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt động hợp tác.

-BTTH cho các thành viên hợp tác khác do lỗi của mình gây ra.

-Thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo hợp đồng.

(Căn cứ Điều 507 Bộ luật dân sự 2015)

309.Xác lập, thực hiện giao dịch dân sự

-Trường hợp các thành viên hợp tác cử người đại diện thì người này là người đại diện trong xác lập, thực hiện GDDS.

- Trường hợp các thành viên hợp tác không cử ra người đại diện thì các thành viên hợp tác phải cùng tham gia xác lập, thực hiện GDDS, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

-GDDS do chủ thể quy định trên xác lập, thực hiện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của tất cả thành viên hợp tác.

(Căn cứ Điều 508 Bộ luật dân sự 2015)

310.Trách nhiệm dân sự của thành viên hợp tác

Các thành viên hợp tác chịu trách nhiệm dân sự chung bằng tài sản chung; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì thành viên hợp tác phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác hoặc luật có quy định khác.

(Căn cứ Điều 509 Bộ luật dân sự 2015)

311.Rút khỏi hợp đồng hợp tác

-Thành viên có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác trong trường hợp sau:

+Theo điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng hợp tác.

+ Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.

-Thành viên rút khỏi hợp đồng hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp, được chia phần tài sản trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ theo thoả thuận. Trường hợp việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia.

Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác.

-Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không thuộc trường hợp được quy định trên thì thành viên rút khỏi hợp đồng được xác định là bên vi phạm hợp đồng và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của BLDS 2015, luật khác có liên quan.

(Căn cứ Điều 510 Bộ luật dân sự 2015)

312.Gia nhập hợp đồng hợp tác

Trường hợp hợp đồng hợp tác không quy định khác thì một cá nhân, pháp nhân trở thành thành viên mới của hợp đồng nếu được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.

(Căn cứ Điều 511 Bộ luật dân sự 2015)

313.Chấm dứt hợp đồng hợp tác

-Hợp đồng hợp tác chấm dứt trong trường hợp sau:

+Theo thoả thuận của các thành viên hợp tác.

+ Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác.

+ Mục đích hợp tác đã đạt được.

+ Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Trường hợp khác theo quy định của BLDS 2015, luật khác có liên quan.

-Khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng phải được thanh toán; nếu tài sản chung không đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của các thành viên hợp tác để thanh toán theo quy định về trách nhiệm dân sự của thành viên hợp tác.

Trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán xong mà tài sản chung vẫn còn thì được chia cho các thành viên hợp tác theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗi người, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

(Căn cứ Điều 512 Bộ luật dân sự 2015)

314.Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ

Chỉ khi bên sử dụng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên cung ứng mới có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu BTTH.

Trường hợp bên sử dụng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Trước đây, khi bên sử dụng dịch vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên cung ứng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu BTTH.

(Căn cứ Điều 520 Bộ luật dân sự 2015)

315.Hình thức hợp đồng vận chuyển hành khách

Ngoài hình thức văn bản, lời nói thì hành vi cụ thể cũng được xem là hình thức hợp đồng vận chuyển hành khách:

Hợp đồng vận chuyển hành khách có thể được lập thành văn bản, bằng lời nóihoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

(Căn cứ Khoản 1 Điều 523 Bộ luật dân sự 2015)

316.Hình thức hợp đồng vận chuyển tài sản

Ngoài hình thức văn bản, lời nói thì hành vi cụ thể cũng được xem là hình thức hợp đồng vận chuyển tài sản:

Hợp đồng vận chuyển tài sản được giao kết bằng văn bản, bằng lời nóihoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

(Căn cứ Khoản 1 Điều 531 Bộ luật dân sự 2015)

317.Giao tài sản cho bên vận chuyển

Bãi bỏ quy định nộp phạt vi phạm theo thỏa thuận trong trường bên thuê vận chuyển giao tài sản không đúng thời hạn, địa điểm đã thỏa thuận:

Trường hợp bên thuê vận chuyển giao tài sản không đúng thời hạn, địa điểm đã thoả thuận thì phải thanh toán chi phí chờ đợi và tiền vận chuyển tài sản đến địa điểm đã thoả thuận trong hợp đồng cho bên vận chuyển.

Trường hợp bên vận chuyển chậm tiếp nhận tài sản tại địa điểm đã thỏa thuận thì phải chịu chi phí phát sinh do việc chậm tiếp nhận.

(Căn cứ Khoản 2 Điều 532 Bộ luật dân sự 2015)

318.Quyền của bên vận chuyển

Bãi bỏ quyền yêu cầu bên thuê vận chuyển BTTH.

(Căn cứ Điều 535 Bộ luật dân sự 2015)

319.Nghĩa vụ của bên thuê vận chuyển

Thêm nghĩa vụ sau đối với bên thuê vận chuyển:

Cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến tài sản vận chuyển để bảo đảm an toàn cho tài sản vận chuyển.

(Căn cứ Điều 536 Bộ luật dân sự 2015)

320.Quyền của bên thuê vận chuyển

Bãi bỏ quyền yêu cầu bên vận chuyển BTTH.

(Căn cứ Điều 537 Bộ luật dân sự 2015)

321.Nghĩa vụ của bên đặt gia công

Bãi bỏ điều khoản loại trừ đối với nghĩa vụ cung cấp nguyên vật liệu của bên đặt gia công:

-Cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận cho bên nhận gia công; cung cấp giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công.

Trước đây, bên đặt gia công có nghĩa vụ cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận cho bên nhận gia công trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

(Căn cứ Khoản 1 Điều 544 Bộ luật dân sự 2015)

322.Nghĩa vụ của bên nhận gia công

Bãi bỏ quy định trách nhiệm trong trường hợp không báo hoặc không từ chối đối với nghĩa vụ sau:

Báo cho bên đặt gia công biết để đổi nguyên vật liệu khác, nếu nguyên vật liệu không bảo đảm chất lượng; từ chối thực hiện gia công, nếu biết hoặc phải biết việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội.

(Căn cứ Khoản 2 Điều 546 Bộ luật dân sự 2015)

323.Ủy quyền lại

Thêm trường hợp được ủy quyền lại cho người khác:

Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau:

-Có sự đồng ý của bên ủy quyền.

- Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện GDDS vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.

Trước đây, chỉ được phép ủy quyền lại khi có sự đồng ý của bên ủy quyền hoặc pháp luật có quy định.

(Căn cứ Khoản 1 Điều 564 Bộ luật dân sự 2015)

Chương XVII: Hứa thưởng, thi có giải

(Không thay đổi so với trước)

Chương XVIII: Thực hiện công việc không có ủy quyền

324.Nghĩa vụ thực hiện công việc không có ủy quyền

Làm rõ các nghĩa vụ thực hiện công việc không có ủy quyền sau:

- Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải báo cho người có công việc được thực hiện về quá trình, kết quả thực hiện công việc nếu có yêu cầu, trừ trường hợp người có công việc đã biết hoặc người thực hiện công việc không có ủy quyền không biết nơi cư trúhoặc trụ sở của người đó.

- Trường hợp người có công việc được thực hiện chết,nếu là cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại, nếu là pháp nhânthì người thực hiện công việc không có ủy quyền phải tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi người thừa kếhoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện đã tiếp nhận.

Trước đây, chỉ nêu trong trường hợp người có công việc thực hiện là cá nhân chết.

(Căn cứ Khoản 3, 4 Điều 575 Bộ luật dân sự 2015)

325.Chấm dứt thực hiện công việc không có ủy quyền

Làm rõ trường hợp chấm dứt thực hiện công việc không có ủy quyền sau:

Người thực hiện công việc không có ủy quyền chết,nếu là cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại, nếu là pháp nhân.

Trước đây, chỉ đề cập chấm dứt khi người thực hiện công việc không có ủy quyền là cá nhân.

Các trường hợp chấm dứt còn lại không đổi.

(Căn cứ Khoản 4 Điều 578 Bộ luật dân sự 2015)

Chương XIX: Nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

326.Nghĩa vụ hoàn trả

Thay cụm từ “người chiếm hữu” thành cụm từ “chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó” nhằm bao quát hết các đối tượng được hoàn trả:

Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu,chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu,chủ thể có quyền khác đối với tài sảnthì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định sau hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với BĐS mà người chiếm hữu, người được lợi về tài sảnkhông có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai

(Căn cứ Khoản 1 Điều 579 Bộ luật dân sự 2015)

327.Quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả

Thay cụm từ “người chiếm hữu” thành cụm từ “chủ thể có quyền khác đối với tài sản” nhằm bao quát hết các đối tượng yêu cầu ngưới thứ ba hoàn trả:

Trường hợp người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật đã giao tài sản cho người thứ ba thì khi bị chủ sở hữu,chủ thể có quyền khác đối với tài sảnyêu cầu hoàn trả, người thứ ba có nghĩa vụ hoàn trả tài sản đó, trừ trường hợp BLDS 2015 có quy định khác; nếu tài sản đó đã được trả bằng tiền hoặc có đền bù thì người thứ ba có quyền yêu cầu người đã giao tài sản cho mình bồi thường thiệt hại.

(Căn cứ Điều 582 Bộ luật dân sự 2015)

328.Nghĩa vụ thanh toán

Thay cụm từ “người chiếm hữu” thành cụm từ “chủ thể có quyền khác đối với tài sản” nhằm bao quát hết các đối tượng có nghĩa vụ thanh toán:

Chủ sở hữu,chủ thể có quyền khác đối với tài sản, người bị thiệt hại được hoàn trả tài sản thì phải thanh toán chi phí cần thiết mà người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình đã bỏ ra để bảo quản, làm tăng giá trị của tài sản.

(Căn cứ Điều 583 Bộ luật dân sự 2015)

Chương XX: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

329.Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

- Thêm điều khoản loại trừ trong trường gây thiệt hại phải bồi thường:

Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường,trừ trường hợp BLDS 2015, luật khác có liên quan quy định khác.

- Quy định lại trường hợp không phải chịu trách nhiệm BTTH:

Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm BTTH trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

- Bổ sung quy định sau:

Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm BTTH, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định nêu trên.

(Căn cứ Điều 584 Bộ luật dân sự 2015)

330.Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

- Thêm trường hợp được giảm mức bồi thường:

Người chịu trách nhiệm BTTH có thể được giảm mức bồi thườngnếu không có lỗihoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

- Bổ sung quy định sau:

Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

(Căn cứ Khoản 2, 4, 5 Điều 585 Bộ luật dân sự 2015)

331.Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân

Bổ sung quy định đối với trường hợp người giám hộ chịu trách nhiệm BTTH:

Người chưa thành niên, người mất NLHVDS,người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vigây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường.

Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình.

Nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

(Căn cứ Khoản 3 Điều 586 Bộ luật dân sự 2015)

332.Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Trước đây, thời hiệu khởi kiện là 02 năm kể từ ngày quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm.

(Căn cứ Điều 588 Bộ luật dân sự 2015)

333.Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Ngoài các thiệt hại do tài sản bị xâm phạm đã được BLDS 2005 quy định, thiệt hại này còn bao gồm:“Thiệt hại khác do luật quy định.”

(Căn cứ Điều 589 Bộ luật dân sự 2015)

334.Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

- Ngoài các thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm đã được BLDS 2005 quy định, thiệt hại này còn bao gồm:“Thiệt hại khác do luật quy định.”

- Tăng mức trần của mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp không có thỏa thuận:

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận.

Nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá50 lầnmức lương cơ sở do Nhà nước quy định. (trước đây không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định)

(Căn cứ Điều 590 Bộ luật dân sự 2015)

335.Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

- Quy định lại các thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm:

Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định trên.

- Chi phí hợp lý cho việc mai táng.

- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

- Thiệt hại khác do luật quy định.

- Tăng mức trần của mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần:

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận.

Nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá100 lầnmức lương cơ sở do Nhà nước quy định.(trước đây, mức tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu chung)

(Căn cứ Điều 591 Bộ luật dân sự 2015)

336.Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

- Ngoài các thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tínbị xâm phạm đã được BLDS 2005 quy định, thiệt hại này còn bao gồm:“Thiệt hại khác do luật quy định.”

(Căn cứ Khoản 1 Điều 592 Bộ luật dân sự 2015)

337.Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm

- Thêm điều khoản loại trừ trong trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động:

Trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động cho đến khi chết,trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Bổ sung quy định sau:

Đối với con đã thành thai của người chết, tiền cấp dưỡng được tính từ thời điểm người này sinh ra và còn sống.

(Căn cứ Điều 593 Bộ luật dân sự 2015)

338.Bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra

Nhà nước có trách nhiệm BTTH do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Điều này được quy định lại từ quy định BTTH do cán bộ, công chức gây ra tại BLDS 2005, việc sửa đổi này nhằm bao quát các đối tượng thi hành công vụ không chỉ là cán bộ, công chức.

(Căn cứ Điều 598 Bộ luật dân sự 2015)

339.Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

Thay cụm từ “cá nhân, pháp nhân” thành cụm từ “chủ thể” nhằm bao quát hết các đối tượng làm ô nhiễm môi trường:

Chủ thểlàm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi.

(Căn cứ Điều 602 Bộ luật dân sự 2015)

340.Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

Quy định chi tiết nội dung BTTH do súc vật gây ra như sau:

-Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác.Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

- Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường;khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới BTTH.

- Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

(Căn cứ Điều 603 Bộ luật dân sự 2015)

341.Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra

Không chỉ có chủ sở hữu mới có trách nhiệm BTTH do cây cối gây ra mà người chiếm hữu, người được giao quản lý cũng có trách nhiệm này, đồng thời không loại trừ trường hợp nào không phải BTTH.

Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.

Trước đây, trong trường hợp bất khả kháng hoặc do lỗi của người bị thiệt hại thì không phải BTTH.

(Căn cứ Điều 604 Bộ luật dân sự 2015)

342.Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra

Quy định chặt chẽ về BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra hơn so với BLDS 2005:

Chủ sở hữu,người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.

Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.

(Căn cứ Điều 605 Bộ luật dân sự 2015)

343.Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả

Bổ sung quy định sau:

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp mồ mả của người khác bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết.

 Nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa đối với mỗi mồ mả bị xâm phạm không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

(Căn cứ Điều 606 Bộ luật dân sự 2015)

(Còn nữa)

Copy by LuatThienVu

  • 1
  • 3
  • 11
  • 2
  • 8
  • 4
  • 7
  • 5
  • 9
  • 6
  • 10

THIEN VU LAWFIRM
Tel No : + 84-9681285 99 Fax : + 84 - 37 835 178
Mobile: 0968 128 599
EMail:- Luatsuphanvu@gmail.com
Hanoi Office
No : 59/165 Duong Quang Ham,Cau Giay, TP Ha Noi
VPDD: Phòng 2501 tòa HH2 Bắc Hà, số 15 Tố Hữu, ‎
phường Trung Văn, Nam Từ Liêm, TP Hà Nội

Đăng ký nhận tin

Họ & Tên(*)
Invalid Input

Email(*)
Invalid Input