cty

phone volume Mobile: 09681285 99
email 4096 black EMail: Luatsuphanvu@gmail.com

LUẬT THIÊN VŨ

Tận tâm, tận trí, tận lực An toàn pháp lý

HỎI ĐÁP

  • Cách tính thuế thu nhập các nhân?

    Câu hỏi:

    Bạn Huỳnh Kim Minh (Quận Hà Đông, Hà Nội) có thắc mắc: “Cho tôi hỏi quy định về cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương hàng tháng trong năm 2016.

    Luật Thiên Vũ Trả lời:

    Chào bạn! Với câu hỏi của bạn, chúng tôi  tư vấn cho bạn như sau:

    Căn cứ vào Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 vàLuật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012:

    việc tính thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương hàng tháng sẽ thực hiện theo biểu thuế lũy tiến từng phần như bảng bên dưới.

    Bậc thuế

    Phần thu nhập tính thuế/năm

    (triệu đồng)

    Phần thu nhập tính thuế/tháng

    (triệu đồng)

    Thuế suất (%)
    1 Đến 60 Đến 5 5
    2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
    3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
    4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
    5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
    6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
    7 Trên 960 Trên 80 35

    Đồng thời, mức giảm trừ gia cảnh được áp dụng như sau:

    - Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm).

    - Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.

    .

    Mọi yêu cầu tư vấn xin gửi về Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.  

    Luật Thiên Vũ

  • Chậm thông báo kết quả đại hội đồng cổ đông

    Chậm thông báo kết quả đại hội đồng cổ đông

    Câu hỏi: gửi từ Việt Ánh - Công ty xây dựng (A)

    Thưa luật sư, “Công ty chúng tôi tiến hành ĐHĐCĐ thường niên với nội dung Đại hội :thông qua: Báo cáo hoạt động năm cũ và chương trình hoạt động năm mới của HĐQT; Báo cáo tài chính kiểm toán; Báo cáo chi trả lương, thù lao HĐQT, Ban kiểm soát năm cũ và kế hoạch chi trả năm mới; Sửa đổi bổ sung Điều lệ công ty …Sau gần một tháng Đại hội đồng cổ đông thường niên kết thúc, có thông báo kết quả gửi lên Ủy ban chứng khoán. Nay, HĐQT công ty đã nhận được Đơn kiến nghị của nhóm cổ đông (Nhóm cổ đông này chiếm tỷ lệ ít nhưng thường xuyên gây rối

    vì cho rằng mình không được tham gia quản lý) về một số nội dung cho rằng kết quả đại hội không gửi cho cổ đông bằng văn bản (Mặc dù họ có đi họp) đề nghị HĐQT giải trình và sớm đưa ra biện pháp giải quyết nếu không sẽ khởi kiện.

    Luật sư Luật Thiên Vũ trả lời:

    Theo vấn đề công ty và bạn hỏi, Căn cứ Luật doanh nghiệp 2014, Điều 146 quy định:

    Mục 3. Chủ tọa và thư ký cuộc họp phải liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung biên bản.

    Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải được gửi đến tất cả cổ đôngtrongthời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc họp; việc gửi biên bản kiểm phiếu có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty (nếu có).

    Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, phụ lục danh sách cổ đông đăng ký dự họp, nghị quyết đã được thông qua và tài liệu có liên quan gửi kèm theo thông báo mời họp phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.

    Luật sư đề nghị quý Công ty dù chậm, vẫn tiếp tục đăng tài liệu còn thiếu lên trên Website công ty, gửi chuyển phát cho các cổ đông chưa nhận được

    Tuy nhiện, việc chậm chuyển Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông  không làm thay đổi bản chất nội dung, hình thức và mục đích tiến hành ĐHĐCĐ. Đây chỉ là lỗi hành chính và công tác văn thư trong nội bộ doanh nghiệp.

    Mọi yêu cầu tư vấn xin gửi về Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

    Luật Thiên Vũ

  • Quyền khởi kiện của cổ đông

    Quyền khởi kiện của cổ đông

    Câu hỏi: gửi từ Thái Long – Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Thưa Luật sư , Tôi tham gia mua lại cổ phần của một doanh nghiệp xây dựng và có tham gia vào thành viên Hội đồng quản trị công ty. Trong hoạt động kinh doanh và hoạt động doanh nghiệp, Giám đốc A của công ty rất không ổn, thường xuyên có những quyết định sai lầm và gây thiệt hại về tài chính.Tôi nhiều lần nhắc nhở và có đơn khiếu nại. Theo thông tin tôi được biết thì sau cổ phần hóa, ông ấy là giám đốc cũ ở lại và

    cũng có 10% cổ phần trong công ty hiện tại. Tôi và rất nhiều cổ đông, nhân viên rất bức xúc. Theo Luật sư tôi phải làm những gì và cho tôi lời khuyên về pháp lý. Tôi xin cảm ơn!

    Luật sư Luật Thiên Vũ trả lời:

    Gửi anh Long và đồng sự. Qua những lời anh tâm sự và cung cấp thông tin, luật sư Thiên Vũ mong muốn anh bình tĩnh, sang suốt và thực sự tỉnh táo khi thực hiện các thủ tục khiếu nại trong hoạt động và quản lý doanh nghiệp.

    Căn cứ vào các quy định ghi trong Điều lệ công ty và theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014,Điều 161. Quyền khởi kiện đốivớithành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc:

    1. Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong các trường hợp sau đây:

    a) Vi phạm nghĩa vụ người quản lý công ty theo quy định tại Điều 160 của Luật này;

    b) Không thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ được giao; không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời nghị quyết của Hội đồng quản trị;

    c) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao trái với quy định của pháp luật, Điều lệ công ty hoặc nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;

    d) Sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ cho lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

    đ) Sử dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

    e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

    2. Trình tự, thủ tục khởi kiện thực hiện tương ứng theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Chi phí khởi kiện trong trường hợp cổ đông, nhóm cổ đông khởi kiện nhân danh công ty sẽ tính vào chi phí của công ty, trừ trường hợp thành viên khởi kiện bị bác yêu cầu khởi kiện.

    Như vậy, anh Long hoàn toàn có thể khởi kiện với tư cách cổ đông công ty. Việc khởi kiện và yêu cầu khởi kiện phải có căn cứ pháp luật, những sai phạm của giám đốc và chứng minh bằng thiệt hại thực tế do hành vi, quyết định của giám đốc khi điều hành. Chúc anh thành công!

    Luật Thiên Vũ

  • Chậm cổ tức và quy định trả cổ tức

    Chậm cổ tức và quy định trả cổ tức

    Câu hỏi: gửi từ Minh Huệ – TP HCM.

    Thưa Luật sư , Tôi hiện có cổ phần tại Công ty X. Theo báo cáo tài chính mới nhất thì Công ty có lãi và tôi mong muốn được chia cổ tức. tôi  muốn hỏi pháp luật quy định? và tôi phải làm thủ tục gì?

    Luật sư Luật Thiên Vũ trả lời:

    Căn cứ vào các quy định ghi trong Điều lệ công ty và theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, Điều 132. Trả cổ tức:

    1. Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo các điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi.

    2. Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;

    b) Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;

    c) Ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

    3. Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và có thể được chi trả bằng séc, chuyển khoản hoặc lệnh trả tiền gửi bằng bưu điện đến địa chỉ thường trú hoặc địa chỉ liên lạc của cổ đông.

    4. Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Hội đồng quản trị lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức. Thông báo về trả cổ tức được gửi bằng phương thức bảo đảm đến cổ đông theo địa chỉ đăng kýtrongsổ đăng ký cổ đông chậm nhất 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Thông báo phải có các nội dung sau đây:

    a) Tên công ty và địa chỉ trụ sở chính của công ty;

    b) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân;

    c) Tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức;

    d) Số lượng cổ phần từng loại của cổ đông; mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông đó được nhận;

    đ) Thời điểm và phương thức trả cổ tức;

    e) Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty.

    5. Trường hợp cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian giữa thời điểm kết thúc lập danh sách cổ đông và thời điểm trả cổ tức thì người chuyển nhượng là người nhận cổ tức từ công ty.

    6. Trường hợp chi trả cổ tức bằng cổ phần, công ty không phải làm thủ tục chào bán cổ phần theo quy định tại các điều 122, 123 và 124 của Luật này. Công ty phải đăng ký tăng vốn điều lệ tương ứng với tổng giá trị mệnh giá các cổ phần dùng để chi trả cổ tức trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán cổ tức.

    Như vậy, Chị Huệ có thể căn cứ vào quy định trên, xem xét hiện mình nắm giữ loại cổ phần gì trong công ty và thực hiện yêu cầu nên Giám đốc, Hội đồng quản trị.

    Mọi yêu cầu tư vấn xin gửi về Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

    Luật Thiên Vũ

  • Bán Công ty TNHH hai thành viên, thủ tục?

    Bán Công ty TNHH hai thành viên, thủ tục?

    Câu hỏi: gửi từ Đồng Thanh Phương – TP Hạ Long, Quảng Ninh.

    Kính thưa luật sư, Công ty tôi là công ty TNHH hai thành viên, tôi muốn bán toàn bộ công ty này cho người khác, xin hỏi có được không? và thủ tục như thế nào? Trân trọng cảm ơn!

    Luật sư Luật Thiên Vũ trả lời:

    Chào anh Phương, vấn đề ạnh hỏi, căn cứ những quy định ghi nhận trong Điều lệ công ty  (nếu không có quy định khác) ,Căn cứ theo quy định tại Điều 60, Luật Doanh nghiệp 2014  Quy định về Nghị quyết của Hội đồng thành viên

    1. Hội đồng thành viên thông qua các nghị quyết thuộcthẩm quyềnbằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định.

    2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì quyết định về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên:

    a) Sửa đổi, bổ sung nội dung của Điều lệ công ty quy định tại Điều 25 của Luật này;

    b) Quyết định phương hướng phát triển công ty;

    c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

    d) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;

    đ) Tổ chức lại hoặc giải thể công ty.

    3. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, nghị quyết của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trongcác trường hợp sau đây:

    a) Được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

    b) Được số phiếu đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp tán thành đối vớiquyếtđịnh bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty.

    Như vậy, Công ty anh Phương có thể tổ chức họp Hội đồng thành viên, đưa vấn đề bán tài sản, tổ chức lại Doanh nghiệp. Việc tiến hành có diễn ra tốt đẹp hay không dựa vào thiện chí và quan trọng nhất là tỷ lệ nắm giữ phần vốn góp để quyết định vụ việc. Đối với vụ việc anh nêu mới chỉ là khái quát, chưa biết anh Phương nắm giữ tỷ lệ vốn góp bao nhiêu,cho nên Luật sư  cần bàn thảo cụ thể hơn và chúng tôi cần tài liệu hồ sơ mới có thể tư vấn cho bên anh Phương. Trân trọng!

    Mọi yêu cầu xin gửi về Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

    Luật Thiên Vũ

    ,

BLTTHS 2015 có nhiều điểm chưa rõ, mâu thuẫn, nếu không sửa đổi, bổ sung thì sẽ rất khó thi hành...

Trong quá trình tập huấn vừa qua vềBLTTHS 2015, nhiều chuyên gia, giảng viên… đã phát hiện bộ luật này cũng có nhiều điểm chưa rõ, mâu thuẫn.

Nếu không được sửa đổi, bổ sung thì khi thi hành sẽ rất khó, thậm chí không thi hành được.

Người bị tạm giam có là người bị buộc tội?

Trước hết, lần đầu tiên BLTTHS có một điều luật giải thích từ ngữ (Điều 4). Tuy nhiên, nội dung của việc giải thích lại chưa bao quát hết nội hàm của khái niệm:

Thứ nhất, BLTTHS 2015 giải thích “người bị buộc tội” gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (điểm đ khoản 1 Điều 4). Vậy ngoài những người này thì người bị tạm giam, người bị tình nghi nhưng chưa bị bắt, chưa bị khởi tố có phải là người bị buộc tội hay không?

Thứ hai, BLTTHS 2015 giải thích “người thân thích của người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng” là người có quan hệ với người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột (điểm e khoản 1 Điều 4). Vậy cha dượng, mẹ kế, anh em cọc chèo… có quan hệ thân thích với người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hay không?

Riêng đối với cháu ruột thì lại phải giải thích thế nào là cháu ruột. Ví dụ: Anh A là cháu gọi ông B là chú ruột nhưng không phải là người thân thích với vợ của ông B (thím)… Trường hợp này có phải là người thân thích của người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hay không?

Thứ ba, BLTTHS 2015 giải thích “vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” là việc cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định và đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án (điểm o khoản 1 Điều 4). Vậy thế nào là “xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng” thì lại không được giải thích trong khi việc giải thích này là rất cần thiết.

BLTTHS 2015 chưa quy định rõ bị cáo có quyền kháng cáo toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm hay không. Trong ảnh: Một phiên tòa hình sự. Ảnh minh họa: Đ.LAM

Ai là trợ giúp viên pháp lý?

Về người bào chữa, BLTTHS 2015 bổ sung thêm “trợ giúp viên pháp lý” trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý (điểm d khoản 2 Điều 72). Vậy “trợ giúp viên pháp lý” là ai, được quy định ở đâu?

Đối với “bào chữa viên nhân dân”, BLTTHS 2015 chưa quy định rõ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp nào được cử và hình thức cử ra sao. Mặt khác, luật cũng cần làm rõ nếu người đại diện của người bị buộc tội không phải là người bào chữa thì họ tham gia tố tụng với tư cách gì?

Về quyền của người bào chữa, BLTTHS 2015 quy định họ có quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì mới được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can (điểm b khoản 1 Điều 73). Quy định này vẫn tạo ra “cơ chế xin cho”! Cạnh đó, luật quy định người bào chữa được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước một thời gian hợp lý về thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động tố tụng (điểm d khoản 1 Điều 73). Nhưng như thế nào là “thời gian hợp lý” thì luật không nói rõ.

Đặc biệt, BLTTHS 2015 cho phép người bào chữa được xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa; thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá (các điểm đ, h, i khoản 1 Điều 73). Tuy nhiên, luật cũng quy định “những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án” (khoản 2 Điều 87). Như vậy liệu có vi phạm nguyên tắc “tôn trọng sự thật” hay không?

Thế nào là đối đáp đến cùng?

Theo quy định tại Điều 296 BLTTHS 2015 thì khi xét thấy cần thiết, HĐXX có thể triệu tập điều tra viên (ĐTV), người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã thụ lý, giải quyết vụ án và những người khác đến phiên tòa để trình bày các vấn đề liên quan đến vụ án. Vậy tòa triệu tập họ ra phiên tòa với tư cách gì, là người tham gia tố tụng hay người tiến hành tố tụng? Nếu những người này cố tình không đến thì có bị áp giải hay không?

Về chuyển vụ án cho VKS truy tố lại, BLTTHS 2015 quy định nếu VKS không đồng ý thì phải trả lời cho tòa biết. Nếu tòa không đồng ý với VKS thì giải quyết theo quy định về tranh chấp thẩm quyền xét xử. Tuy nhiên, nếu VKS không đồng ý thì việc giải quyết việc tranh chấp theo Điều 275 mà điều luật này chỉ giao cho chánh án quyết định chứ không nêu trách nhiệm của VKS là phải chấp hành ý kiến của chánh án.

Về giới hạn xét xử, BLTTHS 2015 quy định: Sau khi trả hồ sơ vụ án mà VKS không đồng ý tội danh nặng hơn thì tòa có quyền xét xử tội danh nặng hơn (khoản 3 Điều 298). Vậy nếu tội danh nặng hơn đó thuộc thẩm quyền xét xử của tòa cấp trên hoặc thuộc trường hợp phải bắt buộc có luật sư, HĐXX năm người thì giải quyết như thế nào?

Khoản 1 Điều 317 BLTTHS 2015 quy định chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý nhưng khoản 2 Điều 307 lại quy định khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để thẩm phán, hội thẩm, kiểm sát viên (KSV), người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi. Như vậy, phải chăng giữa quy định tại khoản 1 và khoản 2 đã có mâu thuẫn?

Về tranh luận tại phiên tòa, khoản 2 Điều 322 quy định KSV phải đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận để đối đáp đến cùng từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa. Vậy căn cứ nào để xác định là đã “đối đáp đến cùng”?

Bị cáo có quyền kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm?

Về quyền kháng cáo, BLTTHS 2015 quy định bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm (khoản 1 Điều 331) chứ không quy định kháng cáo toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm. Vậy bị cáo, bị hại có quyền kháng cáo toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm hay không? Điều 61, Điều 62 quy định về quyền của bị cáo, bị hại cũng chỉ có quyền kháng cáo chứ không quy định kháng cáo toàn bộ bản án, quyết định của tòa.

Về kháng nghị, BLTTHS 2015 vẫn quy định như BLTTHS 2003. Vậy trường hợp VKS kháng nghị quá thời hạn thì giải quyết thế nào? Tòa cấp phúc thẩm có phải mở phiên tòa không hay trả lại quyết định kháng nghị cho VKS?

BLTTHS 2015 cho phép tòa cấp phúc thẩm được hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại chứ không phải y án rồi kiến nghị cấp giám đốc thẩm nữa (Điều 357, Điều 358). Liệu việc cho phép tòa cấp phúc thẩm có thẩm quyền như cấp giám đốc thẩm liệu có vi phạm nguyên tắc hai cấp xét xử?

Quy định chưa công bằng?

BLTTHS 2015 không nói “người bị hại” như BLTTHS 2003 mà quy định “bị hại”. Về lý luận, có nhiều trường hợp bị hại và người bị hại là một như giết người, cố ý gây thương tích… nhưng có nhiều trường hợp bị hại chỉ là đối tượng tác động, còn chủ sở hữu mới là người bị hại. Ví dụ: hủy hoại đàn gia súc… thì bị hại là đàn gia súc, còn chủ sở hữu mới là người bị hại. Như vậy luật cũ chính xác hơn.

BLTTHS 2015 quy định bị hại có thể bị dẫn giải trong trường hợp cố ý vắng mặt, không đến làm việc theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan (điểm a khoản 4 Điều 62). Trong khi đó, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người chứng kiến… nếu cố ý vắng mặt thì luật lại không hề quy định biện pháp dẫn giải. Quy định như vậy liệu có công bằng?

Nguyên tắc hòa giải

BLTTHS 2015 không quy định nguyên tắc hòa giải trong tố tụng hình sự nhưng BLHS 2015 lại quy định: “Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự”.

Vậy có nên quy định nguyên tắc hòa giải trong BLTTHS hay không? Nhiều ý kiến cho rằng BLTTHS 2015 nên quy định nguyên tắc này trong hình sự, nhất là đối với những vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại.

Đinh Văn Quế

Theo Báo pháp luật TP.HC

  • 5
  • 3
  • 9
  • 10
  • 2
  • 7
  • 1
  • 11
  • 8
  • 4
  • 6

THIEN VU LAWFIRM
Tel No : + 84-9681285 99 Fax : + 84 - 37 835 178
Mobile: 0968 128 599
EMail:- Luatsuphanvu@gmail.com
Hanoi Office
No : 59/165 Duong Quang Ham,Cau Giay, TP Ha Noi
VPDD: Phòng 2501 tòa HH2 Bắc Hà, số 15 Tố Hữu, ‎
phường Trung Văn, Nam Từ Liêm, TP Hà Nội

Đăng ký nhận tin

Họ & Tên(*)
Invalid Input

Email(*)
Invalid Input