Những điểm mới Bộ luật dân sự 2015 - Phần I
Những điểm mới Bộ luật dân sự 2015
PHẦN THỨ NHẤT: QUY ĐỊNH CHUNG
Chương I: Những quy định chung
1. BLDS chỉ điều chỉnh cá nhân, pháp nhân
Cụ thể, BLDS 2015 không điều chỉnh về địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của chủ thể khác ngoài cá nhân, pháp nhân.
Các quan hệ dân sự này được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.
(Căn cứ Điều 1 Bộ luật dân sự 2015)
2. Khẳng định quyền dân sự phải được tôn trọng, bảo vệ
Không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng như trước đây, Bộ luật dân sự 2015 nhấn mạnh khẳng định:
“Ở nước CHXHCNVN, các quyền dân sự được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.”
Đồng thời, quy định rõ trường hợp hạn chế quyền dân sự:
“Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”
(Căn cứ Điều 2 Bộ luật dân sự 2015)
3. Tích hợp các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự thành 1 điều
Cụ thể, cụm từ “các bên” thành “cá nhân, pháp nhân”. Đồng thời, nêu ngắn gọn, súc tích những nguyên tắc này:
- Nguyên tắc bình đẳng:
Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
(Cụm từ “bất kỳ lý do nào” đã bao hàm tất cả các lý do có thể có, bao gồm:dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp...)
- Nguyên tắctự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận:
Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứtquyền, nghĩa vụdân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận.
Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hộicó hiệu lực thực hiệnđối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
(Trước đây, mọi cam kết, thỏa thuận nàycó hiệu lực bắt buộc thực hiệnđối với các bên. Nguyên tắc này đã bao hàm ý nghĩa của nguyên tắc tôn trọng pháp luật trước đây tại BLDS 2005)
- Nguyên tắc thiện chí, trung thực
Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụdân sựcủa mình một cách thiện chí, trung thực.
- Nguyêntắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác
Việc xác lập, thực hiện, chấm dứtquyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
- Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự
Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụdân sự.
Bãi bỏ quy định“Nếu không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ dân sự thì có thể bị cưỡng chế thực hiện theo quy định pháp luật”.
Đồng thời, 02 nguyên tắc sau đây được chuyển thành chính sách Nhà nước đối với quan hệ dân sự:
- Nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp
Việc xác lập, thực hiện, chấm dứtquyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.
- Nguyên tắc hòa giải
Trong quan hệ dân sự, việc hoà giải giữa các bên phù hợp với quy định pháp luật được khuyến khích.
(Căn cứ Điều 3 và Điều 7 Bộ luật dân sự 2015)
4. Quy định lại việc áp dụng Bộ luật dân sự
-Khẳng định vị trí, vai trò của BLDS 2015 trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam:
Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự.
- Hướng dẫn cụ thể việc áp dụng pháp luật trong trường hợp cùng một vấn đề có nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh:
Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với nguyên tắc cơ bảncủa pháp luật dân sựđã nêu trên.
Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạmnguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sựthì quy định củaBLDS 2015được áp dụng.
- Việc áp dụng pháp luật trong trường hợp cùng một vấn đề mà có sự khác nhau giữa BLDS 2015 và điều ước quốc tế mà nước CHXHCNVN là thành viên không thay đổi so với trước.
(Căn cứ Điều 4 Bộ luật dân sự 2015)
5. Quy định cụ thể tập quán là gì
- Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể tập quán là gì?
Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.
- Hướng dẫn áp dụng tập quán:
Trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự đã nêu trên.
(Căn cứ Điều 5 Bộ luật dân sự 2015)
6. Tách riêng việc áp dụng tập quán và áp dụng tương tự pháp luật
Việc tách riêng áp dụng tương tự pháp luật khẳng định vị trí, vai trò của án lệ - một trong những nguồn luật mới được thừa nhận trong thời gian gần đây.
Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thoả thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.
Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật đã nêu trên thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng.
(Căn cứ Điều 6 Bộ luật dân sự 2015)
Chương II: Xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự
7. Căn cứ xác lập quyền dân sự
Quy định lại căn cứ xác lập quyền dân sự, trong đó, có một số căn cứ được sửa đổi, bổ sung.
Quyền dân sự được xác lập từ các căn cứ sau:
- Hợp đồng.
- Hành vi pháp lý đơn phương.
- Quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của luật.
- Kết quả của lao động, sản xuất, kinh doanh; kết quả của hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
- Chiếm hữu tài sản.
- Sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
- Bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
- Thực hiện công việc không có uỷ quyền.
- Căn cứ khác do pháp luật quy định.
(Căn cứ Điều 8 Bộ luật dân sự 2015)
8. Thực hiện quyền dân sự
-Cá nhân, pháp nhân thực hiện quyền dân sự theo ý chí của mình, không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và không được lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác, để vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện mục đích khác trái pháp luật.
Trường hợp cá nhân, pháp nhân không tuân thủ quy định thì Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác căn cứ vào tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm mà có thể không bảo vệ một phần hoặc toàn bộ quyền của họ, buộc bồi thường nếu gây thiệt hại và có thể áp dụng chế tài khác do luật quy định.
- Việc cá nhân, pháp nhân không thực hiện quyền dân sự của mình không phải là căn cứ làm chấm dứt quyền, trừ trường hợp luật có quy định khác.
(Căn cứ Điều 9 và Điều 10 Bộ luật dân sự 2015)
9. Các phương thức bảo vệ quyền dân sự
Trước đây, nội dung của phương thức bảo vệ quyền dân sự này được quy định trong nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự, nay được tách ra thành phương thức bảo vệ quyền dân sự.
Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của BLDS 2015, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:
- Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
- Buộc xin lỗi, cải chính công khai.
- Buộc thực hiện nghĩa vụ.
- Buộc bồi thường thiệt hại.
- Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
- Yêu cầu khác theo quy định của luật.
(Căn cứ Điều 11 Bộ luật dân sự 2015)
Các nội dung quy định từ mục 10 đến mục 13 là nội dung hoàn toàn mới tại Bộ luật dân sự 2015.
10.Tự bảo vệ quyền dân sự
Việc tự bảo vệ quyền dân sự phải phù hợp với tính chất, mức độ xâm phạm đến quyền dân sự đó và không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự đã nêu trên.
(Căn cứ Điều 12 Bộ luật dân sự 2015)
11.Bồi thường thiệt hại
Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
(Căn cứ Điều 13 Bộ luật dân sự 2015)
12.Bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền
- Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân.
Trường hợp quyền dân sự bị xâm phạm hoặc có tranh chấp thì việc bảo vệ quyền được thực hiện theo pháp luật tố tụng tại Tòa án hoặc trọng tài.
Việc bảo vệ quyền dân sự theo thủ tục hành chính được thực hiện trong trường hợp luật quy định. Quyết định giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính có thể được xem xét lại tại Tòa án.
- Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, sẽ áp dụng tập quán và áp dụng tương tự pháp luật theo quy định đã nêu trên.
(Căn cứ Điều 14 Bộ luật dân sự 2015)
13.Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền
Khi giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền dân sự, Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
Trường hợp quyết định cá biệt bị hủy thì quyền dân sự bị xâm phạm được khôi phục và có thể được bảo vệ bằng các phương thức bảo vệ quyền dân sự đã nêu trên.
(Căn cứ Điều 15 Bộ luật dân sự 2015)
Chương III: Cá nhân
14.Bổ sung trường hợp loại trừ NLHVDS đầy đủ
Trước đây, người thành niên có NLHVDS đầy đủ, trừ trường hợp mất NLHVDS, hạn chế NLHVDS. Nay, BLDS 2015 bổ sung thêm trường hợp người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
(Căn cứ Khoản 2 Điều 20 Bộ luật dân sự 2015)
15. Không còn khái niệm không có NLHVDS
Cụ thể, người chưa đủ 6 tuổi được xếp vào chung nhóm người chưa thành niên, và theo vẫn giữ nguyên quy định về GDDS đối với đối tượng này.
Sửa đổi quy định về GDDS đối với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi:
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện GDDS,trừGDDS liên quan đến BĐS, động sản phải đăng ký và GDDS khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Trước đây:chỉ nêu điều khoản loại trừ một cách chung chung.
(Căn cứ Khoản 2, 4 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015)
16. Kết luận giám định mất NLHVDS phải là kết luận giám định pháp y tâm thần
Cụ thể, thêm các cụm từ “cơ quan, tổ chức hữu quan”, “pháp y tâm thần” vào quy định về mất NLHVDS:
Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quanhoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất NLHVDS trên cơ sở kết luận giám địnhpháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất NLHVDS tthì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quanhoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất NLHVDS .
(Căn cứ Khoản 1 Điều 22 Bộ luật dân sự 2015)
17. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Bên cạnh, trường hợp hạn chế NLHVDS, mất NLHVDS như BLDS 2005 đã quy định, nay BLDS 2015 bổ sung thêm trường hợp người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
- Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất NLHVDS thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
- Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
(Căn cứ Điều 23 Bộ luật dân sự 2015)
18. Bổ sung quy định quyền nhân thân với các đối tượng khiếm khuyết NLHVDS
-Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất NLHVDS, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định của BLDS 2015, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án.
Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp BLDS 2015, luật khác có liên quan quy định khác.
(Căn cứ Điều 25 Bộ luật dân sự 2015)
19. Làm rõ quy định về quyền có họ, tên
Ngoài các quy định đã được nêu tại BLDS 2005, BLDS 2015 bổ sung một số nội dung sau một cách chi tiết, cụ thể:
-Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán.
Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.
- Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi.
Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.
- Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theođề nghịcủa người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theođề nghịcủa người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.
- Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong BLDS 2015 là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
- Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặctrái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự đã nêu trên.
Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộckháccủa Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
(Căn cứ Điều 26 Bộ luật dân sự 2015)
20. Quyền thay đổi họ và quyền thay đổi tên
Tách riêng quyền thay đổi họ và quyền thay đổi tên thành 02 điều, đồng thời, cụ thể từng trường hợp được phép thay đổi họ, trường hợp được phép thay đổi tên.
- Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau:
+ Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại.
+ Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi.
+ Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ.
+ Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con.
+ Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình.
+ Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi.
+ Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ.
+ Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
- Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau:
+ Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó.
+ Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt.
+ Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con.
+ Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình.
+ Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi.
+ Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính.
+ Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
(Căn cứ Điều 27 và Điều 28 Bộ luật dân sự 2015)
21.Quyền xác định, xác định lại dân tộc
- Ưu tiên nguyên tắc thỏa thuận khi xác định dân tộc của con trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc 02 dân tộc khác nhau.
Nếu không thỏa thuận thì xác định theo tập quán. Trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.
- Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi.
Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó.
- Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì được xác địnhdân tộctheođề nghịcủa người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theođề nghịcủa người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
- Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình.
Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp sau:
+ Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ nếu cha đẻ, mẹ đẻ thuộc 02 dân tộc khác nhau.
+ Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ nếu con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình.
- Cấm lợi dụng việc xác định lại dân tộc nhằm mục đích trục lợi hoặc gây chia rẽ, phương hại đến sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam.
(Căn cứ Điều 29 Bộ luật dân sự 2015)
22. Cụ thể trường hợp khai sinh, khai tử cho trẻ chết sau khi sinh
- Đối với trẻ em sinh ra mà sống được từ 24 giờ trở lên mới chết: phải được khai sinh và khai tử.
- Đối với trẻ em sinh ra mà sống dưới 24 giờ: không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.
Việc khai sinh, khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định.
(Căn cứ Điều 30 Bộ luật dân sự 2015)
23. Bổ sung quy định quyền đối với quốc tịch
Ngoài các quy định tại BLDS 2005, nay BLDS 2015 bổ sung quy định:
Quyền của người không quốc tịch cư trú, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được bảo đảm theo luật.
(Căn cứ Điều 31 Bộ luật dân sự 2015)
24. Cụ thể các trường hợp sử dụng hình ảnh của người khác mà không cần có sự đồng ý của người đó
- Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
+ Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng.
+ Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
- Ngoài ra, việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định pháp luật.
(Căn cứ Điều 32 Bộ luật dân sự 2015)
25. Thừa nhận quyền sống bên cạnh quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể
-Cá nhân có quyền sống,quyền bất khả xâm phạm vềtính mạng,thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.
Nhấn mạnh rằng: “Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.”
-Thêm sự lựa chọn về trách nhiệm cho người phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa:hoặc tự mình thực hiện hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điều kiện cần thiết đưa ngay đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhất.
- Bên cạnh sự đồng ý của người được thực hiện gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người; thực hiện kỹ thuật, phương pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thể người; thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người thì yêu cầu việc thực hiện này phải do tổ chức có thẩm quyền thực hiện.
- Thay cụm từ “người đứng đầu cơ sở y tế” thành cụm từ “người có thẩm quyền của cơ sở khám, chữa bệnh”:
Trường hợp người được thử nghiệm là người chưa thành niên, người mất NLHVDS, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ của người đó đồng ý.
Trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến của những người nêu trên thì phải có quyết định củangười có thẩm quyền của cơ sở khám, chữa bệnh.
(Căn cứ Điều 33 Bộ luật dân sự 2015)
26. Cụ thể quy định quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
Trước đây, BLDS 2005 chỉ quy định ngắn gọn:
Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
Nay, BLDS 2015 cụ thể quy định này như sau:
-Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
- Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
- Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
- Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
- Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.
(Căn cứ Điều 34 Bộ luật dân sự 2015)
27.Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
Gộp chung quyền hiến bộ phận cơ thể và quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết thành 01 điều, đồng thời cụ thể nội dung quy định này:
-Cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.
- Cá nhân có quyền nhận mô, bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, pháp nhân có thẩm quyền về nghiên cứu khoa học có quyền nhận bộ phận cơ thể người, lấy xác để chữa bệnh, thử nghiệm y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.
- Việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người, hiến, lấy xác phải tuân thủ theo các điều kiện và được thực hiện theo quy định của BLDS 2015, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và luật khác có liên quan.
(Căn cứ Điều 35 Bộ luật dân sự 2015)
28. Quyền xác định lại giới tính
Bổ sung thêm hệ quả pháp lý do xác định lại giới tính:“Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của BLDS 2015 và luật khác có liên quan.”
(Căn cứ Điều 36 Bộ luật dân sự 2015)
29.Lần đầu tiên, BLDS 2015 thừa nhận việc chuyển đổi giới tính
Đây là điểm mới nổi bật tại BLDS 2015 được cộng đồng người dân quan tâm rất nhiều.
Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của BLDS 2015 và luật khác có liên quan.
(Căn cứ Điều 37 Bộ luật dân sự 2015)
30.Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
Quyền này được BLDS 2015 nhân rộng ra từ quyền bí mật đời tư quy định tại BLDS 2005:
-Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
- Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
- Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
- Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
(Căn cứ Điều 38 Bộ luật dân sự 2015)
31.Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình
Gộp chung các quyền về kết hôn, ly hôn, nuôi con, hưởng quyền chăm sóc của các thành viên khác trong gia đình thành 01 điều:
-Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình.
Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình.
-Cá nhân thực hiện quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình theo quy định của BLDS 2015, Luật hôn nhân và gia đình và luật khác có liên quan.
(Căn cứ Điều 39 Bộ luật dân sự 2015)
32.Nơi cư trú của cá nhân
Bên cạnh các quy định tại BLDS 2005, BLDS 2015 bổ sung:
Trường hợp một bên trong quan hệ dân sự thay đổi nơi cư trú gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thì phải thông báo cho bên kia biết về nơi cư trú mới.
(Căn cứ Điều 40 Bộ luật dân sự 2015)
33. Giám hộ
Quy định cụ thể về việc giám hộ. Đồng thời, thay cụm từ “tổ chức” thành “pháp nhân” tại quy định sau:
- Giám hộ là việc cá nhân,pháp nhânđược luật quy định,được Ủy ban nhân dân cấp xã cử,được Tòa án chỉ địnhhoặc người có NLHVDS đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình (gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất NLHVDS, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (gọi chung là người được giám hộ).
- Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu.
- Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật về hộ tịch.
- Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.
(Căn cứ Điều 46 Bộ luật dân sự 2015)
34. Bổ sung thêm đối tượng được giám hộ
Ngoài các đối tượng được giám hộ quy định tại BLDS 2005, BLDS 2015 bổ sung các đối tượng sau được giám hộ:
- Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
(Căn cứ Điều 47 Bộ luật dân sự 2015)
35. Quy định cụ thể về người giám hộ
So với BLDS 2005, BLDS 2015 quy định cụ thể hơn về người giám hộ:
- Cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định được làm người giám hộ.
- Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
- Việc giám hộ không chỉ được thực hiện bởi cá nhân:“Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.”
(Căn cứ Điều 48 Bộ luật dân sự 2015)
36. Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ
Quy định lại các điều kiện cần thiết của một cá nhân làm người giám hộ:
- Có NLHVDS đầy đủ.
- Có tư cách đạo đức tốt vàcác điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
- Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
-Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
(Căn cứ Điều 49 Bộ luật dân sự 2015)
37. Lần đầu tiên, quy định điều kiện của pháp nhân làm người giám hộ
Trước đây, BLDS 2005 quy định chỉ có cá nhân mới được phép làm người giám hộ, BLDS 2015 mở rộng việc giám hộ không chỉ là cá nhân mà còn là pháp nhân.
Pháp nhân có đủ các điều kiện sau có thể làm người giám hộ:
- Có NLPL dân sự phù hợp với việc giám hộ.
- Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
(Căn cứ Điều 50 Bộ luật dân sự 2015)
38. Giám sát việc giám hộ
- Cử người giám sát việc giám hộ không còn là trách nhiệm của người thân thích của người được giám hộ mà việc này được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận:
Người thân thích của người được giám hộthỏa thuậncử người giám sát việc giám hộ trong số những người thân thích hoặc chọn cá nhân, pháp nhân khác làm người giám sát việc giám hộ.
(Thay thế cụm từ “có trách nhiệm” thành cụm từ “thỏa thuận”)
- Bổ sung thêm một số nội dung sau:
Việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ phải được sự đồng ý của người đó.
Trường hợp giám sát việc giám hộ liên quan đến quản lý tài sản của người được giám hộ thì người giám sát phải đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.
- Thành phần người thân thích của người được giám hộ không thay đổi so với trước, tuy nhiên làm rõ từ“bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột”thay vì sử dụng từ“bác, chú, cậu, cô, dì”như BLDS 2005.
- Nêu rõ cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ:
Trường hợp có tranh chấp về việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ thì Tòa án quyết định.
- Quy định cụ thể về người giám sát việc giám hộ và quyền, nghĩa vụ của người này.
Người giám sát việc giám hộ phải là người có NLHVDS đầy đủ nếu là cá nhân, có NLPL dân sự phù hợp với việc giám sát nếu là pháp nhân; có điều kiện cần thiết để thực hiện việc giám sát.
Người giám sát việc giám hộ có quyền và nghĩa vụ sau:
+ Theo dõi, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ.
+ Xem xét, có ý kiến kịp thời bằng văn bản về việc xác lập, thực hiện GDDS quy định về quản lý tài sản của người được giám hộ.
+ Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giám hộ xem xét thay đổi hoặc chấm dứt việc giám hộ, giám sát việc giám hộ.
(Căn cứ Điều 51 Bộ luật dân sự 2015)
39.Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
Về cơ bản, không thay đổi bản chất nội dung, tuy nhiên, bổ sung một số từ ngữ làm rõ nghĩa:
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên gồmngười chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ; người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất NLHVDS; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế NLHVDS; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộđược xác định theo thứ tự sau:
- Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ,trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
- Trường hợp không có người giám hộ nêu trên thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộhoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
- Trường hợp không có người giám hộ nêu trên thì bácruột, chúruột, cậuruột, côruộthoặc dìruộtlà người giám hộ.
(Căn cứ Điều 52 Bộ luật dân sự 2015)
40. Cử, chỉ định người giám hộ
- Trường hợp người chưa thành niên, người mất NLHVDS không có người giám hộ đương nhiên theo quy định đã nêu trên thì Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cửngười giám hộ.
(Cụm từ người giám hộ ở đây là bao hàm cả cá nhân và pháp nhân, trước đây, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ và hoặc đề nghị một tổ chức đảm nhận việc giám hộ)
- Nêu hướng xử lý trong trường hợp có xảy ra tranh chấp:
Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ đương nhiên về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.
Trường hợp cử, chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên từ đủ 06 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người này.
- Trừ trường hợp áp dụng quy định người có NLHVDS đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình theo quy định đã nêu trên,người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do Tòa án chỉ định trong số những người giám hộ đương nhiên của người mất NLHVDS theo quy định.
Trường hợp không có người giám hộ theo quy định trên, Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ.
(Căn cứ Điều 54 Bộ luật dân sự 2015)
41.Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi
Không thay đổi nội dung, bổ sung thêm nội dung sau:
-Quản lý tài sản của người được giám hộ,trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
(Căn cứ Điều 56 Bộ luật dân sự 2015)
42. Bổ sung nghĩa vụ của người giám hộ đối với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có nghĩa vụ theo quyết định của Tòa án trong số các nghĩa vụ sau:
- Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ.
- Đại diện cho người được giám hộ trong các GDDS.
- Quản lý tài sản của người được giám hộ.
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
(Căn cứ Điều 57 Bộ luật dân sự 2015)
43.Quyền của người giám hộ
Phân định rạch ròi quyền của người giám hộ của người chưa thành niên, người mất NLHVDS và người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi:
- Đối với người giám hộ của người chưa thành niên, người mất NLHVDS có các quyền sau:
+ Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ.
+ Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ.
+ Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện GDDS và thực hiện các quyền khác theo quy định pháp luậtnhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
- Đối với người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền sau:
+ Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ.
+ Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ.
+ Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện GDDS và thực hiện các quyền khác theo quy định pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
(Căn cứ Điều 58 Bộ luật dân sự 2015)
44.Quản lý tài sản của người được giám hộ
Phân định quyền quản lý tài sản của người được giám hộ là người chưa thành niên, người mất NLHVDS và người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Cụ thể, đối với quản lý tài sản của người được giám hộ là người chưa thành niên, người mất NLHVDS không thay đổi so với quy định quản lý tài sản của người được giám hộ tại BLDS 2005.
Đối với quản lý tài sản của người được giám hộ là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thực hiện theo quyết định của Tòa án trong phạm vi được quy định như đối với quản lý tài sản của người được giám hộ là người chưa thành niên, người mất NLHVDS.
(Căn cứ Điều 59 Bộ luật dân sự 2015)
45.Thay đổi người giám hộ
Thêm trường hợp được thay đổi người giám hộ:
-Người giám hộ là cá nhân bị Tòa án tuyên bố hạn chế NLHVDS, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mất NLHVDS.
- Thủ tục thay đổi người giám hộ không thực hiện theo BLDS 2015 mà thực hiện theo quy định pháp luật về hộ tịch:
Thủ tục thay đổi người giám hộ được thực hiện theo quy định pháp luật về hộ tịch.
(Căn cứ Điều 60 Bộ luật dân sự 2015)
46.Chuyển giao giám hộ
Nội dung của văn bản chuyển giao giám hộ, bổ sung thêm vấn đề khác có liên quan của người được giám hộ bên cạnh các nội dung đã được quy định tại BLDS 2005.
(Căn cứ Điều 61 Bộ luật dân sự 2015)
47.Chấm dứt việc giám hộ
- Thêm cụm từ “ là người chưa thành niên” vào trường hợp chấm dứt việc giám hộ bên cạnh các trường hợp quy định tại BLDS 2005:
Cha, mẹ của người được giám hộlà người chưa thành niênđã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
- Các thủ tục liên quan đến việc giám hộ thực hiện theo quy định pháp luật về hộ tịch:
Thủ tục chấm dứt việc giám hộ thực hiện theo quy định pháp luật về hộ tịch.
(Căn cứ Điều 62 Bộ luật dân sự 2015)
48.Hậu quả chấm dứt việc giám hộ
- Bổ sung các nội dung sau:
+Trường hợp người được giám hộ đã có NLHVDS đầy đủ thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ GDDS vì lợi ích của người được giám hộ cho người được giám hộ.
+ Trường hợp chấm dứt việc giám hộ do cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, người được giám hộ được nhận làm con nuôi thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ GDDS vì lợi ích của người được giám hộ cho cha, mẹ của người được giám hộ.
+ Việc thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ quy định được lập thành văn bản với sự giám sát của người giám sát việc giám hộ.
- Đồng thời, cụ thể hóa nội dung hậu quả chấm dứt việc giám hộ trong trường hợp người được giám hộ chết:
Trường hợp người được giám hộ chết thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người thừa kế hoặc giao tài sản cho người quản lý di sản của người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người thừa kế của người được giám hộ.
Nếu hết thời hạn đó mà chưa xác định được người thừa kế thì người giám hộ tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ cho đến khi tài sản được giải quyết theo quy định pháp luật về thừa kế và thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.
(Căn cứ Điều 63 Bộ luật dân sự 2015)
49.Quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú
Bổ sung cụm từ “có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi” vào nội dung sau:
Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án giao tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú cho người sau đây quản lý:
- Đối với tài sản đã được người vắng mặt uỷ quyền quản lý thì người được uỷ quyền tiếp tục quản lý.
- Đối với tài sản chung thì do chủ sở hữu chung còn lại quản lý.
- Đối với tài sản do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý; nếu vợ hoặc chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự,có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi,bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý.
(Căn cứ Khoản 1 Điều 65 Bộ luật dân sự 2015)
50.Nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú
Bổ sung thêm nghĩa vụ“Thanh toán nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án.”
(Căn cứ Khoản 3 Điều 66 Bộ luật dân sự 2015)
51.Quyền của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú
Bổ sung thêm quyền“Trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ thanh toán nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt.”
(Căn cứ Khoản 2 Điều 67 Bộ luật dân sự 2015)
52. Tuyên bố mất tích
Bổ sung thêm các nội dung sau:
- Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôntheo quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình.
- Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định pháp luật về hộ tịch.
(Căn cứ Khoản 2, 3 Điều 68 Bộ luật dân sự 2015)
53.Huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích
Ngoài các nội dung quy định tại BLDS 2005, BLDS 2015 bổ sung quy định sau:
Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định pháp luật về hộ tịch.
(Căn cứ Khoản 4 Điều 70 Bộ luật dân sự 2015)
54.Tuyên bố chết
- Kéo dài thời gian tuyên bố một người là đã chết đối với trường hợp bị tai nạn, thảm họa thiên tai:
Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai màsau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.(trước đây, quy định thời gian này là 01 năm).
- Bổ sung quy định sau:
Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định pháp luật về hộ tịch.
(Căn cứ Khoản 1, 3 Điều 71 Bộ luật dân sự 2015)
55.Huỷ bỏ quyết định tuyên bố chết
Ngoài các quy định tại BLDS 2005, BLDS 2015 quy định thêm nội dung sau:
- Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng được giải quyết theo quy định của BLDS 2015, Luật hôn nhân và gia đình.
- Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định pháp luật về hộ tịch.
(Căn cứ Khoản 4, 5 Điều 73 Bộ luật dân sự 2015)
Chương IV: Pháp nhân
56.Pháp nhân
Quy định rõ hơn điều kiện của một tổ chức được công nhận là pháp nhân:
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau:
- Được thành lập theo quy định củaBLDS 2015, luật khác có liên quan.
- Có cơ cấu tổ chứctheo quy định sau:
+ Pháp nhân phải có cơ quan điều hành.Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
+Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định pháp luật.
-Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
(Căn cứ Điều 74 và Điều 83 Bộ luật dân sự 2015)
57. Phân loại pháp nhân
Trước đây, BLDS 2005 không phân định rạch ròi giữa pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại, nay BLDS 2015 phân định rõ 02 loại pháp nhân này:
- Pháp nhân thương mại:
+Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
+ Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
+ Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của BLDS 2015, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Pháp nhân phi thương mại:
+ Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.
+ Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.
+ Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của BLDS 2015, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(Căn cứ Điều 75 và Điều 76 Bộ luật dân sự 2015)
58. Điều lệ của pháp nhân
Bổ sung một số nội dung sau vào Điều lệ của pháp nhân:
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, nếu có.
- Đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
-Điều kiện trở thành thành viên hoặc không còn là thành viên của pháp nhân, nếu là pháp nhân có thành viên.
- Quyền, nghĩa vụ của các thành viên, nếu là pháp nhân có thành viên.
- Thể thức thông qua quyết định của pháp nhân; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ.
-Ðiều kiện chuyển đổi hình thức.
(Căn cứ Điều 77 Bộ luật dân sự 2015)
59.Trụ sở của pháp nhân
Bổ sung quy định sau:
Trường hợp thay đổi trụ sở thì pháp nhân phải công bố công khai.
(Căn cứ Điều 79 Bộ luật dân sự 2015)
60. Quốc tịch của pháp nhân
Đây là điểm mới đáng chú ý của BLDS 2015.
Pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam.
(Căn cứ Điều 80 Bộ luật dân sự 2015)
61.Tài sản của pháp nhân
Đây là điểm mới của BLDS 2015.
Tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của BLDS 2015, luật khác có liên quan.
(Căn cứ Điều 81 Bộ luật dân sự 2015)
62.Thành lập, đăng ký pháp nhân
-Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
-Đăng ký pháp nhân bao gồm đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi và đăng ký khác theo quy định pháp luật.
-Việc đăng ký pháp nhân phải được công bố công khai.
Trước đây, BLDS 2005 không quy định rõ vấn đề này.
(Căn cứ Điều 82 Bộ luật dân sự 2015)
63.Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân
- Nhấn mạnh chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân:
Chi nhánh, văn phòng đại diệnlà đơn vị phụ thuộc của pháp nhân,không phải là pháp nhân.
- Bãi bỏ quy định “văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc”:
Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.
- Bổ sung quy định sau:
Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định pháp luật và công bố công khai.
(Căn cứ Điều 84 Bộ luật dân sự 2015)
64.Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
- Thêm quy định sau:
NLPLdân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợpBLDS 2015, luật khác có liên quan quy định khác.
- Sửa đổi quy định về thời điểm phát sinh NLPL dân sự của pháp nhân:
NLPLdân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểmđượccơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thìNLPLdân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.
(Căn cứ Điều 86 Bộ luật dân sự 2015)
65.Trách nhiệm dân sự của pháp nhân
- Thêm quy định sau:
Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợpcó thỏa thuậnkhác hoặc luật có quy định khác.
- Thêm điều khoản loại trừ vào các quy định sau:
+Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân,trừ trường hợp luật có quy định khác.
+Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện,trừ trường hợp luật có quy định khác.
(Căn cứ Điều 87 Bộ luật dân sự 2015)
66.Hợp nhất pháp nhân
Quy định cụ thể thời điểm pháp nhân cũ chấm dứt tồn tại:
Sau khi hợp nhất, các pháp nhân cũ chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân mới được thành lập.
(Căn cứ Điều 88 Bộ luật dân sự 2015)
67.Sáp nhập pháp nhân
Không nhất thiết pháp nhân sáp nhân phải cùng loại với pháp nhân được sáp nhập như trước đây:
Một pháp nhân có thể được sáp nhập (gọi là pháp nhân được sáp nhập) vào một pháp nhân khác (gọi là pháp nhân sáp nhập).
(Căn cứ Điều 89 Bộ luật dân sự 2015)
68.Chuyển đổi hình thức của pháp nhân
Đây là nội dung mới tại BLDS 2015.
-Pháp nhân có thể được chuyển đổi hình thức thành pháp nhân khác.
-Sau khi chuyển đổi hình thức, pháp nhân được chuyển đổi chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân chuyển đổi được thành lập; pháp nhân chuyển đổi kế thừa quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được chuyển đổi.
(Căn cứ Điều 92 Bộ luật dân sự 2015)
69.Giải thể pháp nhân
Bổ sung“Trường hợp khác theo quy định pháp luật” vào trường hợp pháp nhân giải thể.
(Căn cứ Điều 93 Bộ luật dân sự 2015)
70.Thanh toán tài sản của pháp nhân bị giải thể
Quy định cụ thể việc thanh toán tài sản của pháp nhân bị giải thể - một quy định mà trước đây tại BLDS 2005 chưa đề cập đến:
-Tài sản của pháp nhân bị giải thể được thanh toán theo thứ tự sau:
+Chi phí giải thể pháp nhân.
+Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao độngtheo quy định pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết.
+Nợ thuế và các khoản nợ khác.
-Sau khi đã thanh toán hết chi phí giải thể pháp nhân và các khoản nợ, phần còn lại thuộc về chủ sở hữu pháp nhân, các thành viên góp vốn, trừ trường hợpsau hoặc pháp luật có quy định khác:
Trường hợp quỹ xã hội, quỹ từ thiện đã thanh toán hết chi phí giải thể và các khoản nợnêu trên, tài sản còn lại được chuyển giao cho quỹ khác có cùng mục đích hoạt động.
Trường hợp không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc quỹ bị giải thể do hoạt động vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì tài sản của quỹ bị giải thể thuộc về Nhà nước.
(Căn cứ Điều 94 Bộ luật dân sự 2015)
71.Phá sản pháp nhân
Đây là quy định mới tại BLDS 2015.
Việc phá sản pháp nhân được thực hiện theo quy định pháp luật về phá sản.
(Căn cứ Điều 95 Bộ luật dân sự 2015)
72.Chấm dứt tồn tại pháp nhân
- Thêm trường hợp pháp nhân chấm dứt tồn tại:
Đó là trường hợp chuyển đổi hình thức theo quy định đã được đề cập trên.
- Bổ sung nội dung sau:
Khi pháp nhân chấm dứt tồn tại, tài sản của pháp nhân được giải quyết theo quy địnhcủa BLDS 2015, quy định khác của pháp luật có liên quan.
(Căn cứ Điều 96 Bộ luật dân sự 2015)
Chương V: Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương và ở địa phương trong quan hệ dân sự
Các nội dung trong chương này là quy định hoàn toàn mới tại BLDS 2015:
73.Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương trong quan hệ dân sự
Nhà nước CHXHCNVN, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương khi tham gia quan hệ dân sự thì bình đẳng với các chủ thể khác và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định sau:
- Trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự:
+ Nhà nước CHXHCNVN, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của mình bằng tài sản mà mình là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, trừ trường hợp tài sản đã được chuyển giao cho pháp nhân theo quy định sau:
Pháp nhân do Nhà nước CHXHCNVN, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương thành lập không chịu trách nhiệm về nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ dân sự của Nhà nước CHXHCNVN, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương.
+ Nhà nước CHXHCNVN, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương không chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của pháp nhân do mình thành lập, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, trừ trường hợp Nhà nước CHXHCNVN, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương bảo lãnh cho nghĩa vụ dân sự của pháp nhân này theo quy định pháp luật.
+ Cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương không chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của Nhà nước CHXHCNVN, cơ quan nhà nước khác ở trung ương, ở địa phương, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
-Trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của Nhà nước CHXHCNVN, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương trong quan hệ dân sự với một bên là nhà nước, pháp nhân, cá nhân nước ngoài:
+ Nhà nước CHXHCNVN, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự do mình xác lập với nhà nước, pháp nhân, cá nhân nước ngoài trong trường hợp sau:
i. Điều ước quốc tế mà CHXHCNVN là thành viên có quy định về việc từ bỏ quyền miễn trừ.
ii.Các bên trong quan hệ dân sự có thỏa thuận từ bỏ quyền miễn trừ.
iii.Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương từ bỏ quyền miễn trừ.
+ Trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của nhà nước, cơ quan nhà nước của nước ngoài khi tham gia quan hệ dân sự với Nhà nước CHXHCNVN, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương, pháp nhân, cá nhân Việt Nam được áp dụng tương tự như vừa nêu trên.
(Căn cứ Điều 97, 99, 100 Bộ luật dân sự 2015)
74.Đại diện tham gia quan hệ dân sự
Việc đại diện cho Nhà nước CHXHCNVN, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương tham gia quan hệ dân sự được thực hiện theo quy định pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của cơ quan nhà nước.
Việc đại diện thông qua cá nhân, pháp nhân khác chỉ được thực hiện trong các trường hợp và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
(Căn cứ Điều 98 Bộ luật dân sự 2015)
Chương VI: Hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự.
75.Chủ thể trong quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân
Quy định này cụ thể và chi tiết hơn so với quy định đại diện của hộ gia đình, đại diện của tổ hợp tác tại BLDS 2005:
-Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện GDDS hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện GDDS.
Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên tham gia quan hệ dân sự biết.
Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện.
-Việc xác định chủ thể của quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình sử dụng đất được thực hiện theo Luật đất đai.
(Căn cứ Điều 101 Bộ luật dân sự 2015)
76.Tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân
Quy định việc xác định tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này rõ ràng hơn so với BLDS 2005:
-Việc xác định tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định như sau:
+Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của BLDS 2015 và luật khác có liên quan.
+Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận.
Trường hợp định đoạt tài sản là BĐS, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có NLHVDS đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại BLDS 2015 và luật khác có liên quan, trừ trường hợp đó là tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng.
-Việc xác định tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định như sau:
+ Tài sản do các thành viên đóng góp, cùng tạo lập và tài sản khác theo quy định pháp luật là tài sản chung theo phần của các thành viên hợp tác.
Trường hợp có thỏa thuận về góp tiền mà thành viên hợp tác chậm thực hiện thì phải có trách nhiệm trả lãi đối với phần tiền chậm trả theo quy định (sẽ được đề cập ở những phần sau) và phải BTTH.
+Việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất khác phải có thỏa thuận bằng văn bản của tất cả các thành viên; việc định đoạt tài sản khác do đại diện của các thành viên quyết định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
+Không được phân chia tài sản chung trước khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, trừ trường hợp tất cả các thành viên hợp tác có thỏa thuận.
Việc phân chia tài sản chung quy định không làm thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ được xác lập, thực hiện trước thời điểm tài sản được phân chia.
- Việc xác định tài sản chung của các thành viên của tổ chức khác không có tư cách pháp nhân, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo thỏa thuận của các thành viên, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
(Căn cứ Điều 102, 212, 506 Bộ luật dân sự 2015)
77.Trách nhiệm dân sự của thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân
Quy định lại trách nhiệm dân sự của thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác:
- Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ việc tham gia quan hệ dân sự của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân được bảo đảm thực hiện bằng tài sản chung của các thành viên.
- Trường hợp các thành viên không có hoặc không đủ tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ chung thì người có quyền có thể yêu cầu các thành viên thực hiện nghĩa vụ liên đới theo quy định sau:
+Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
+ Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.
+ Trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ.
+ Trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ.
-Trường hợp các bên không có thỏa thuận, hợp đồng hợp tác hoặc luật không có quy định khác thì các thành viên chịu trách nhiệm dân sự quy định trên theo phần tương ứng với phần đóng góp tài sản của mình, nếu không xác định được theo phần tương ứng thì xác định theo phần bằng nhau.
(Căn cứ Điều 103 Bộ luật dân sự 2015)
78.Hậu quả pháp lý đối với giao dịch dân sự do thành viên không có quyền đại diện hoặc vượt quá phạm vi đại diện xác lập, thực hiện
Đây là quy định mới tại BLDS 2015.
- Trường hợp thành viên không có quyền đại diện mà xác lập, thực hiện GDDS nhân danh các thành viên khác của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì hậu quả pháp lý của giao dịch được áp dụng theo quy định sau:
+ GDDS vô hiệu từng phần.
+Hậu quả của GDDS do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện.
+ Hậu quả của GDDS do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện.
(Các quy định này sẽ được đề cập ở phần sau)
-GDDS do bên không có quyền đại diện hoặc vượt quá phạm vi đại diện xác lập, thực hiện mà gây thiệt hại cho thành viên khác của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người thứ ba thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
(Căn cứ Điều 104 Bộ luật dân sự 2015)
Chương VII: Tài sản
79. Tài sản
Thêm quy định sau:“Tài sản bao gồm BĐS và động sản. BĐS và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
(Căn cứ Điều 105 Bộ luật dân sự 2015)
80.Đăng ký tài sản
Việc đăng ký tài sản lần đầu tiên được quy định tại BLDS 2015:
-Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là BĐS được đăng ký theo quy định của BLDS 2015 và pháp luật về đăng ký tài sản.
-Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác.
-Việc đăng ký tài sản phải được công khai.
(Căn cứ Điều 106 Bộ luật dân sự 2015)
81.Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai
Đây là quy định hoàn toàn mới tại BLDS 2015.
-Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.
- Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:
+Tài sản chưa hình thành.
+ Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.
(Căn cứ Điều 108 Bộ luật dân sự 2015)
82.Quyền tài sản
Quy định cụ thể quyền tài sản gồm những gì:
Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền,bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
(Căn cứ Điều 115 Bộ luật dân sự 2015)
Chương VIII: Giao dịch dân sự
83.Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
Chi tiết hơn các điều kiện để GDDS có hiệu lực:
- Chủ thể có NLPL dân sự, NLHVDS phù hợp với GDDS được xác lập.
- Chủ thể tham gia GDDS hoàn toàn tự nguyện.
- Mục đích và nội dung của GDDS không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
(Căn cứ Điều 117 Bộ luật dân sự 2015)
84.Mục đích của giao dịch dân sự
Bãi bỏ cụm từ “hợp pháp” trong quy định mục đích của GDDS:
Mục đích của GDDS là lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó.
(Căn cứ Điều 118 Bộ luật dân sự 2015)
85.Hình thức giao dịch dân sự
Quy định cụ thể trường hợp GDDS thông qua hình thức thông điệp dữ liệu:
GDDS thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệutheo quy định pháp luật về giao dịch điện tửđược coi là giao dịch bằng văn bản.
(Căn cứ Điều 119 Bộ luật dân sự 2015)
86.Giao dịch dân sự vô hiệu
Thêm điều khoản loại trừ:
GDDS không có một trong các điều kiện có hiệu lực đã nêu trên thì vô hiệu,trừ trường hợp BLDS 2015 có quy định khác.
(Căn cứ Điều 122 Bộ luật dân sự 2015)
87.Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
Quy định cụ thể hơn trước, đồng thời, bổ sung điều khoản loại trừ các GDDS không bị xem là vô hiệu:
-Khi GDDS do người chưa thành niên, người mất NLHVDS, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế NLHVDS xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiệnhoặc đồng ý, trừ trường hợp sau:
GDDS của người nêu trên không bị vô hiệu trong trường hợp sau:
+GDDS của người chưa đủ 06 tuổi, người mất NLHVDS nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó.
+ GDDS chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất NLHVDS, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế NLHVDS với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ.
+ GDDS được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục NLHVDS.
(Căn cứ Điều 125 Bộ luật dân sự 2015)
88.Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
Quy định lại nội dung GDDS vô hiệu do bị nhầm lẫn:
- Trường hợp GDDS được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố GDDS vô hiệu, trừ trường hợp các bên đạt được mục đích GDDS.
- GDDS được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập GDDS của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập GDDS vẫn đạt được.
(Căn cứ Điều 126 Bộ luật dân sự 2015)
89.Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Bổ sungtừ “cưỡng ép” sau các cụm từ “đe dọa”
(Căn cứ Điều 127 Bộ luật dân sự 2015)
90.Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Quy định điều khoản loại trừ không bị xem là vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức:
-GDDS đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
- GDDS đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
(Căn cứ Điều 129 Bộ luật dân sự 2015)
91.Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
- Thêm các quy định sau: “Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.” trong nghĩa vụ khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
- Bổ sung quy định sau:
+Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
+Việc giải quyết hậu quả của GDDS vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do BLDS 2015, luật khác có liên quan quy định.
(Căn cứ Điều 131 Bộ luật dân sự 2015)
92.Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
Quy định cụ thể mốc thời điểm để xác định thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố GDDS vô hiệu:
Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố GDDS vô hiệu dongười chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện; bị nhầm lẫn; người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; không tuân thủ quy định về hình thứclà 02 năm, kể từ ngày:
+ Người đại diện của người chưa thành niên, người mất NLHVDS, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế NLHVDS biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch.
+ Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối.
+ Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép.
+ Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch.
+ GDDS được xác lập trong trường hợp GDDS không tuân thủ quy định về hình thức.
- Hết thời hiệu quy định trên mà không có yêu cầu tuyên bố GDDS vô hiệu thì GDDS có hiệu lực.
(Căn cứ Khoản 1, 2 Điều 132 Bộ luật dân sự 2015)
93. Nhiều quy định bảo đảm quyền lợi của người thứ 3 ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
So với BLDS 2005, quy định bảo vệ quyền lợi của người thứ 3 ngay tình khi GDDS vô hiệu được mở rộng hơn:
- Trường hợp GDDS vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ 3 ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định về quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình.
- Trường hợp GDDS vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một GDDS khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.
Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì GDDS với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa.
- Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu GDDS với người này không bị vô hiệu theo quy định vừa nêu trên nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và BTTH.
(Căn cứ Điều 133 Bộ luật dân sự 2015)
Chương IX: Đại diện
94.Đại diện
- Quy định rõ ràng bên đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân:
Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích củacá nhân hoặc pháp nhân khác(gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện GDDS.
- Bãi bỏ cụm từ “chủ thể khác” theo đúng phạm vi điều chỉnh mà ban đầu BLDS 2015 đã đặt ra:
Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện GDDS thông qua người đại diện.
- Quy định lại nội dung sau:
Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có NLPL dân sự, NLHVDS phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.
(Căn cứ Điều 134 Bộ luật dân sự 2015)
95. Quy định cụ thể căn cứ xác lập quyền đại diện
Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định pháp luật (gọi chung là đại diện theo pháp luật).
(Căn cứ Điều 135 Bộ luật dân sự 2015)
96. Tách riêng quy định về đại diện theo pháp luật của cá nhân và đại diện theo pháp luật của pháp nhân
* Đại diện theo pháp luật của cá nhân:
+ Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
+ Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
+ Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định trên.
+ Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế NLHVDS.
* Đại diện theo pháp luật của pháp nhân
+ Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ.
+ Người có thẩm quyền đại diện theo quy định pháp luật.
+ Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.
Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định về thời hạn đại diện và phạm vi đại diện(sẽ đề cập sau).
(Căn cứ Điều 136, 137 Bộ luật dân sự 2015)
97.Đại diện theo ủy quyền
Thêm quy định sau bên cạnh các quy định đã được nêu tại BLDS 2005:
Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện GDDS liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
(Căn cứ Điều 138 Bộ luật dân sự 2015)
98.Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện
Quy định cụ thể hậu quả pháp lý của hành vi đại diện:
- GDDS do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.
- Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện.
- Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.
(Căn cứ Điều 139 Bộ luật dân sự 2015)
99.Thời hạn đại diện
Đề cập cụ thể thời hạn đại diện – trước đây, BLDS 2005 không quy định vấn đề này:
- Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định pháp luật.
-Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định trên thì thời hạn đại diện được xác định như sau:
+Nếu quyền đại diện được xác định theo GDDS cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt GDDS đó.
+ Nếu quyền đại diện không được xác định với GDDS cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.
- Quy định bổ sung một số trường hợp đại diện theo ủy quyền chấm dứt:
+Theo thỏa thuận.
+ Thời hạn ủy quyền đã hết.
+ Công việc được uỷ quyền đã hoàn thành.
+ Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền.
+ Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại.
+ Người đại diện không còn đủ điều kiện (NLPL và NLHVDS) làm đại diện.
+ Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.
- Trường hợp chấm dứt đại diện theo pháp luật không thay đổi so với trước.
(Căn cứ Điều 140 Bộ luật dân sự 2015)
100.Phạm vi đại diện
- Quy định cụ thể chi tiết căn cứ xác lập, thực hiện GDDS trong phạm vi đại diện:
Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện GDDS trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau:
+ Quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
+ Điều lệ của pháp nhân.
+ Nội dung ủy quyền.
+ Quy định khác của pháp luật.
- Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định nêu trên thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi GDDS vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Đây là quy định mới quan trọng của BLDS 2015.
- Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện GDDS với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.
(Căn cứ Điều 141 Bộ luật dân sự 2015)
101.Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện
- Thêm điều khoản loại trừ đối với trường hợp GDDS do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện:
GDDS do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp sau:
+ Người được đại diện đã công nhận giao dịch.
+ Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý.
+ Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện GDDS với mình không có quyền đại diện.
- Trường hợp GDDS do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện thì người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.
- Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ GDDS đã xác lập và yêu cầu BTTH, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp loại trừ nêu trên.
- Trường hợp người không có quyền đại diện và người đã giao dịch cố ý xác lập, thực hiện GDDS mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới BTTH.
(Căn cứ Điều 142 Bộ luật dân sự 2015)
102.Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện
- Thêm điều khoản loại trừ trong trường hợp GDDS do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ các trường hợp sau:
+ Người được đại diện đồng ý.
+ Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý.
+ Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện GDDS với mình vượt quá phạm vi đại diện.
- Thêm quy định sau:
Trường hợp GDDS do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.
(Căn cứ Khoản 1, 2 Điều 143 Bộ luật dân sự 2015)
Chương X: Thời hạn và thời hiệu
103.Áp dụng cách tính thời hạn
Thêm điều khoản loại trừ vế áp dụng tính thời hạn:
Thời hạn được tính theo dương lịch,trừtrường hợp có thoả thuận khác.
(Căn cứ Điều 145 Bộ luật dân sự 2015)
104.Thời điểm bắt đầu thời hạn
Thêm cụm từ “liền kề” vào sau từ “tiếp theo” nhằm làm rõ về thời điểm bắt đầu thời hạn:
- Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theoliền kềngày được xác định.
- Khi thời hạn bắt đầu bằng một sự kiện thì ngày xảy ra sự kiện không được tính mà tính từ ngày tiếp theoliền kềcủa ngày xảy ra sự kiện đó.
(Căn cứ Điều 147 Bộ luật dân sự 2015)
105.Thời hiệu
Quy định cụ thể về thời hiệu hơn so với BLDS 2005:
-Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
Thời hiệu được áp dụng theo quy định của BLDS 2015, luật khác có liên quan.
-Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc.
Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.
(Căn cứ Điều 149 Bộ luật dân sự 2015)
106.Hiệu lực của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự
Bãi bỏ quy định:“Các trường hợp không áp dụng thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự” tại BLDS 2005.
(Căn cứ Điều 152 Bộ luật dân sự 2015)
107.Tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự
Làm rõ quy định về thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự bị gián đoạn khi có một trong các sự kiện sau:
- Có sự giải quyếtbằng một quyết định có hiệu lực pháp luậtcủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu.
- Quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu mà bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan tranh chấpvà đã được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
(Căn cứ Điều 153 Bộ luật dân sự 2015)
108.Bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
Làm rõ thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự:
Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngàyngười có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mìnhbị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự không thay đổi so với trước.
(Căn cứ Điều 154 Bộ luật dân sự 2015)
109. Quy định lại các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau:
- Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.
- Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp BLDS 2015, luật khác có liên quan quy định khác.
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo Luật đất đai.
- Trường hợp khác do luật quy định.
(Căn cứ Điều 155 Bộ luật dân sự 2015)
110.Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
- Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
(Nội dung sự kiện này không thay đổi so với BLDS 2005)
-Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
(Thêm trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi)
-Người chưa thành niên, người mất NLHVDS, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế NLHVDS chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau:
+Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân.
+ Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.
(Thêm trường hợp người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại) (Căn cứ Điều 156 Bộ luật dân sự 2015)
(Còn nữa)
copy by LuatThienVu