Những điểm mới Bộ luật dân sự 2015 - (Phần V và Hết)
Những điểm mới Bộ luật dân sự 2015 - (Phần V và Hết)
PHẦN THỨ NĂM: PHÁP LUẬT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI QUAN HỆ DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Chương XXV: Quy định chung
360.Phạm vi áp dụng
Quy định chi tiết phạm vi áp dụng hơn so với BLDS 2005:
- Phần này quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Trường hợp luật khác có quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không trái với quy định chung về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì luật đó được áp dụng, nếu trái thì quy định có liên quan của Phần thứ năm của BLDS 2015 được áp dụng.
- Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài.
+ Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài.
+ Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
(Căn cứ Điều 663 Bộ luật dân sự 2015)
361.Xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Cụ thể hóa việc xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài:
-Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà CHXHCNVN là thành viên hoặc luật Việt Nam.
- Trường hợp điều ước quốc tế mà CHXHCNVN là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.
- Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định trên thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.
(Căn cứ Điều 664 Bộ luật dân sự 2015)
362.Áp dụng điều ước quốc tế đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Ngoài quy định đã được đề cập tại BLDS 2005, bổ sung quy định sau:
Trường hợp điều ước quốc tế mà CHXHCNVN là thành viên có quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì quy định của điều ước quốc tế đó được áp dụng.
(Căn cứ Điều 665 Bộ luật dân sự 2015)
363.Áp dụng tập quán quốc tế
Khác với BLDS 2005, BLDS 2015 quy định trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước CHXHCNVN là thành viên có quy định các bên có quyền lựa chọn việc áp dụng pháp luật thì có thể áp dụng tập quán quốc tế.
Các bên được lựa chọn tập quán quốc tế trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 664 của Bộ luật này. Nếu hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.
Trước đây, quy định được phép áp dụng tập quán quốc tế không được BLDS 2005, điều ước quốc tế mà nước CHXHCNVN là thành viên điều chỉnh.
(Căn cứ Điều 666 Bộ luật dân sự 2015)
364.Áp dụng pháp luật nước ngoài
Quy định lại việc áp dụng pháp luật nước ngoài như sau:
Trường hợp pháp luật nước ngoài được áp dụng nhưng có cách hiểu khác nhau thì việc áp dụng phải theo sự giải thích của cơ quan có thẩm quyền tại nước đó.
(Căn cứ Điều 667 Bộ luật dân sự 2015)
365.Phạm vi pháp luật được dẫn chiếu đến
Quy định chi tiết phạm vi pháp luật được dẫn chiếu đến như sau:
- Pháp luật được dẫn chiếu đến bao gồm quy định về xác định pháp luật áp dụng và quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước CHXHCNVN là thành viên quy định các bên có quyền lựa chọn việc áp dụng pháp luật.
- Trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật Việt Nam thì quy định pháp luật Việt Nam về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng.
- Trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba thì quy định pháp luật nước thứ ba về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng.
- Trường hợp điều ước quốc tế mà nước CHXHCNVN là thành viên quy định các bên có quyền lựa chọn việc áp dụng pháp luật thì pháp luật mà các bên lựa chọn là quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự, không bao gồm quy định về xác định pháp luật áp dụng.
(Căn cứ Điều 668 Bộ luật dân sự 2015)
366.Áp dụng pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật
Đây là quy định mới tại BLDS 2015:
Trường hợp pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật được dẫn chiếu đến thì pháp luật áp dụng được xác định theo nguyên tắc do pháp luật nước đó quy định.
(Căn cứ Điều 669 Bộ luật dân sự 2015)
367.Trường hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài
Trước đây, BLDS 2005 không đề cập đến quy định này:
- Pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu đến không được áp dụng trong trường hợp sau:
+ Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
+ Nội dung của pháp luật nước ngoài không xác định được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định pháp luật tố tụng.
- Trường hợp pháp luật nước ngoài không được áp dụng theo quy định trên thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.
(Căn cứ Điều 670 Bộ luật dân sự 2015)
Chương XXVI: Pháp luật áp dụng đối với cá nhân, pháp nhân
368.Căn cứ xác định pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch, người có nhiều quốc tịch
Quy định chi tiết và cụ thể hơn so với BLDS 2005:
-Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người không quốc tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Nếu người đó có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có mối liên hệ gắn bó nhất.
-Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người có nhiều quốc tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Nếu người đó có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú hoặc nơi cư trú và nơi có quốc tịch khác nhau vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có mối liên hệ gắn bó nhất.
Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người có nhiều quốc tịch, trong đó có quốc tịch Việt Nam thì pháp luật áp dụng là pháp luật Việt Nam.
(Căn cứ Điều 672 Bộ luật dân sự 2015)
369.Năng lực hành vi dân sự của cá nhân
- NLHVDS của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch thay vì nước mà người đó là công dân như BLDS 2005 đã quy định:
NLHVDS của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch, trừ trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam, NLHVDS của người nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam.
- Bổ sung quy định sau:
Việc xác định cá nhân bị mất NLHVDS, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế NLHVDS tại Việt Nam theo pháp luật Việt Nam.
(Căn cứ Điều 674 Bộ luật dân sự 2015)
370.Pháp nhân
Quy định chi tiết về NLPL của pháp nhân nước ngoài:
- Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập.
- NLPL dân sự của pháp nhân; tên gọi của pháp nhân; đại diện theo pháp luật của pháp nhân; việc tổ chức, tổ chức lại, giải thể pháp nhân; quan hệ giữa pháp nhân với thành viên của pháp nhân; trách nhiệm của pháp nhân và thành viên của pháp nhân đối với các nghĩa vụ của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch, trừ trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện GDDS tại Việt Nam thì NLPL dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam.
(Căn cứ Điều 676 Bộ luật dân sự 2015)
Chương XXVII: Pháp luật áp dụng đối với quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân
371. Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản
Thêm cụm từ “quyền khác đối với tài sản” vào quy định sau:
Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu vàquyền khác đối với tài sảnđược xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản, trừ trường hợp sau:
Quyền sở hữu vàquyền khác đối với tài sảnlà động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
(Căn cứ Điều 678 Bộ luật dân sự 2015)
372.Quyền sở hữu trí tuệ
Không ràng buộc quyền sở hữu trí tuệ được xác định theo pháp luật Việt Nam hoặc theo Điều ước quốc tế như hiện nay.
Quyền sở hữu trí tuệ được xác định theo pháp luật của nước nơi đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được yêu cầu bảo hộ.
(Căn cứ Điều 679 Bộ luật dân sự 2015)
373.Di chúc
-Năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc huỷ bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúccó quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc.(thay vì theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân như BLDS 2005).
- Quy định cụ thể về hình thức của di chúc như sau:
Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập. Hình thức của di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau:
+Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết.
+ Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết.
+ Nước nơi có BĐS nếu di sản thừa kế là BĐS.
(Căn cứ Điều 681 Bộ luật dân sự 2015)
374.Giám hộ
Đây là quy định mới tại BLDS 2015:
Giám hộ được xác định theo pháp luật của nước nơi người được giám hộ cư trú.
(Căn cứ Điều 682 Bộ luật dân sự 2015)
375.Hợp đồng
- Không ràng buộc việc áp dụng pháp luật trong quan hệ hợp đồng như trước đây:
Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp đối tượng hợp đồng là BĐS hoặc đó là hợp đồng lao động hoặc các bên thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng. Trường hợp các bên không có thoả thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.
- Quy định chi tiết như thế nào được xem là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng.
Pháp luật của nước sau đây được coi là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng:
+ Pháp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng mua bán hàng hóa.
+ Pháp luật của nước nơi người cung cấp dịch vụ cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng dịch vụ.
+ Pháp luật của nước nơi người nhận quyền cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ.
+ Pháp luật của nước nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc đối với hợp đồng lao động. Nếu người lao động thường xuyên thực hiện công việc tại nhiều nước khác nhau hoặc không xác định được nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng lao động là pháp luật của nước nơi người sử dụng lao động cư trú đối với cá nhân hoặc thành lập đối với pháp nhân.
+ Pháp luật của nước nơi người tiêu dùng cư trú đối với hợp đồng tiêu dùng.
Trường hợp chứng minh được pháp luật của nước khác với pháp luật được nêu trên có mối liên hệ gắn bó hơn với hợp đồng thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước đó.
- Không chỉ quy định đối tượng hợp đồng là BĐS:
Trường hợp hợp đồng có đối tượng là BĐS thì pháp luật áp dụng đối với việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là BĐS, thuê BĐS hoặc việc sử dụng BĐS để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là pháp luật của nước nơi có BĐS.
- Bổ sung thêm các quy định sau:
Trường hợp pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.
Các bên có thể thoả thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng nhưng việc thay đổi đó không được ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba được hưởng trước khi thay đổi pháp luật áp dụng, trừ trường hợp người thứ ba đồng ý.
- Quy định lại về hình thức hợp đồng
Hình thức của hợp đồng được xác định theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó.
Trường hợp hình thức của hợp đồng không phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó được công nhận tại Việt Nam.
(Căn cứ Điều 683 Bộ luật dân sự 2015)
376.Nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
Trước đây, BLDS 2005 không quy định về vấn đề này:
Nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện việc chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc nơi phát sinh lợi ích được hưởng mà không có căn cứ pháp luật.
(Căn cứ Điều 685 Bộ luật dân sự 2015)
377.Thực hiện công việc không có ủy quyền
Đây là điểm mới tại BLDS 2015:
Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc thực hiện công việc không có ủy quyền. Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi thực hiện công việc không có ủy quyền.
(Căn cứ Điều 686 Bộ luật dân sự 2015)
378.Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Ưu tiên nguyên tắc thỏa thuận thay vì quy định cụ thể việc áp dụng pháp luật như trước đây:
Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc BTTH ngoài hợp đồng, trừ trường hợp quy định bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi cư trú, đối với cá nhân hoặc nơi thành lập, đối với pháp nhân tại cùng một nước thì pháp luật của nước đó được áp dụng.
Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
PHẦN THỨ SÁU:ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Nhằm giải quyết những trường hợp phát sinh trong khoảng thời gian chuyển tiếp thực hiện giữa 02 Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015, BLDS 2015 đã quy định điều khoản áp dụng trong thời gian này.
379. Điều khoản chuyển tiếp
-Đối với GDDS được xác lập trước ngày 01/01/2017 thì việc áp dụng pháp luật được quy định như sau:
+ GDDS chưa được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của BLDS 2015 thì chủ thể giao dịch tiếp tục thực hiện theo quy định của BLDS 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết BLDS 2005, trừ trường hợp các bên của GDDS có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung nội dung, hình thức của giao dịch để phù hợp với BLDS 2015 và để áp dụng quy định của BLDS 2015.
GDDS đang được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của BLDS 2015 thì áp dụng quy định của BLDS 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết BLDS 2005.
+ GDDS chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện mà có nội dung và hình thức phù hợp với quy định của BLDS 2015 thì áp dụng quy định của BLDS 2015.
+ GDDS được thực hiện xong trước ngày 01/01/2017 mà có tranh chấp thì áp dụng quy định của BLDS 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết BLDS 2005 để giải quyết.
+ Thời hiệu được áp dụng theo quy định của BLDS 2015.
- Không áp dụng BLDS 2015 để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với vụ việc mà Tòa án đã giải quyết theo quy định pháp luật về dân sự trước ngày 01/01/2017.
(Căn cứ Điều 688 Bộ luật dân sự 2015)
Hết
Copy by LuatThienVu